Cách cho bé bú bình và ti lúc thức nhất định các mẹ phải ghi nhớ

cho-be-bu-binh

Các mẹ thường gặp không ít khó khăn khi chuyển sang giai đoạn cho bé bú bình. Với những bạn nhỏ ti mẹ hoàn toàn thì việc luyện cho ti bình dường như khá khó khăn và việc khó nhằn nhất là làm sao để con chịu bú bình lúc thức. Kamidi đã tổng hợp một vài cách cho bé bú bình lúc thức và xin chia sẻ với các mẹ để việc chăm con nhỏ không còn là những cuộc chiến vất vả nữa. Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Chuẩn bị cho bé bú bình

Tiệt trùng bình sữa

Các mẹ cần đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ bình sữa cho bé và núm vú để tránh vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng tới sức khỏe con yêu. Trong trường hợp bạn sử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa hay máy vắt sữa. Nếu bé uống sữa công thức thì mẹ hãy rửa thật sạch tay trước khi pha sữa nhé!

Kiểm tra dòng chảy của núm ti

Trước khi cho bé bú bình, mẹ cần kiểm tra dòng chảy của núm ti trên bình sữa mục đích để xác định sữa có chảy ra đều đặn hay không hoặc có bị chảy mạnh quá không. Nhờ đó bé có thể dễ dàng hút ra từ núm ti phù hợp với lực hút của bé. Để thực kiểm, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng.

Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra thì rất có thể dòng sữa chảy quá chậm và đang bị tắc lại. Khi đó bé sẽ thấy hút khó khi bú. Mẹ nên chọm núm ti phù hợp với độ tuổi của bé để bé bú được tốt nhất. Thông thường sẽ có 3 kích thước tương ứng với từng độ tuổi:

  • Size S cho bé 0 – 6 tháng tuổi.
  • Size M cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.
  • Size L cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Kiểm tra nhiệt độ của bình sữa 

Cuối cùng trước khi thực hiện cách cho bé bú bình bên dưới, mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ bình sữa đã phù hợp để cho bé ti hay chưa. Để xác định, mẹ có thể nhỏ vài giọt sữa ra cổ tay, nhiệt độ ấm là phù hợp. Tránh trường hợp sữa quá nóng sẽ gây bỏng cho bé và dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.

cho-be-bu-binh-1

Tham khảo thêm: Nên chọn bình sữa cho bé tập bú bình thế nào?

Cách cho bé bú bình lúc thức

Việc luyện cho bé bú bình và ti lúc thức thực chất hoàn toàn giống nhau theo nguyên tắc: cho con đói, đói thì tắc khắc bé sẽ ăn. Nếu con từ chối sẽ chờ đến cữ sau. Mẹ không nên vì con quấy khóc mà hãy để cho bé đói đến mức chấp nhận ăn, bú bằng bất kỳ hình thức nào.

Mẹ chỉ thực hiện cách cho bé bú bình khi mẹ đã phân biệt được thời điểm bé thực sự đói, nghĩa là bé đã có những giờ giấc thói quen cụ thể của bé. Ví dụ như bé được 4 tháng thì thời gian bé ăn sẽ cách nhau 4 giờ/ lần. Nề nếp, thói quen cũng là một phần làm cho việc muốn con quen với bình sữa trở nên dễ dàng hơn.

Khi luyện ti bình và ti lúc thức cho bé thì đến bữa bé đòi ăn, mẹ cho bé bú bình lần thứ nhất. Nếu bé đẩy ra không bú, mẹ đợi thêm khoảng 5 phút và cho bé bú lần thứ 2. Nếu bé vẫn tiếp tục đẩy ra thì mẹ lại đợi thêm 10 phút rồi cho bé bú lần thứ 3. Sau lần thứ 3 mà bé vẫn từ chối thì mẹ để bình ở đó và không cho bé bú gì hết. Đến cữ sau (3 – 4 giờ tùy vào tháng tuổi của bé), mẹ cho bé bú bình mới. Bé không ti thì lặp lại các bước như trên.

Thông thường các bé sẽ chịu ti bình sau khoảng 12 – 18 tiếng nhịn liên tục, 1 vài bé khó hơn thì đến 48 giờ. Các mẹ nên cần nhẫn và hiểu là mình không bỏ đói con mà chỉ luyện để con chịu bú bình. Sau khi bé đã tiếp nhận bình sữa thì dần dần tăng thêm lượng sữa cho bé bú. Đợi bé ăn sữa bình ổn định ít nhất 3 ngày mới bắt đầu cho bé bú mẹ trở lại ( nếu như bé vẫn bú mẹ).

Nói chung, các mẹ cần kiên định và kiên trì, đừng vì xót con, sợ con đói mà cho con bú rồi hôm sau lại luyện cho bé bú bình – bú bình lúc thức. Làm như vậy chỉ khiến cho thời gian luyện tập bị kéo dài và khó đạt được kết quả mong muốn, bé không chịu ti bình.

cho-be-bu-binh-3

Tham khảo thêm: Mách mẹ kinh nghiệm khi bé lười bú bình

Những lưu ý khi thực hiện cách cho bé bú bình 

Luôn giữ cho núm vú đầy sữa trong khi cho bé bú bình

Mục đích của việc làm này là để bé luôn có sữa để bú liên tục, không bị gián đoạn trong khi ăn sữa. Để giữ cho núm vú luôn đầy sữa, bạn cần luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ. Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình. Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy nhẹ nhàng chọc một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp được.

cho-be-bu-binh-2

Bỏ đi phần sữa thừa 

Tuyệt đối không cho bé uống sữa thừa bởi sức đề kháng và đường ruột trẻ nhỏ còn rất yếu, bé sẽ dễ bị mắc các vấn đề về tiêu hóa. Hãy bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con bú xong. Sữa thừa dù đã được bảo quản kỹ thì cũng đã bị nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe của bé.

Cho bé bú bình theo yêu cầu

Mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau nên khả năng tiếp nhận sữa mẹ cũng không giống nhau. Các mẹ đừng ép bé bú khi bé không muốn, không ép khi bé đã có biểu hiện no. Em bé cần khoảng 150ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể cho đến khi bé được 3 tháng tuổi. Một số bé có thể cần tới 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, đặc biệt là trẻ sinh non.

Khi bé 3 – 6 tháng tuổi, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bé 5 tháng tuổi, nặng 7 kg có thể cần 840 ml sữa công thức mỗi ngày.

Khi bé được 6 – 12 tháng tuổi, bé cần khoảng 90 – 100 ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, bên cạnh uống sữa.

Trên đây là những hướng dẫn cách cho bé bú bình và bú bình lúc thức cho các mẹ tham khảo. Mong rằng với những thông tin trên, các mẹ sẽ giúp bé có những trải nghiệm uống sữa dễ chịu và vui vẻ hơn cùng con nhé!  Mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi Việt Nam và Fanpage chính thức Kamidi Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *