Hướng dẫn mẹ cách đục lỗ núm ti bình sữa đơn giản tại nhà

cach-duc-lo-num-ti-binh-sua

Trong quá trình sử dụng bình sữa nhiều trường hợp sẽ gặp tình trạng bị tắc do lỗ ti quá nhỏ khiến bé không thể mút sữa ra ngoài hoặc mút không được lượng như mong muốn. Lúc này, việc đục lỗ núm ti sẽ giúp bé bú thoải mái hơn, tia sữa sẽ chảy mạnh hơn. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều mẹ chưa biết cách thực hiện biện pháp tạm thời này. Hiểu được điều đó, Kamidi sẽ chia sẻ những cách đục lỗ núm ti bình sữa đơn giản, mẹ nào cũng có thể thực hiện tại nhà. Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Khi nào nên đục lỗ núm ti bình sữa?

Khi bé đã lớn hơn, lực bú mạnh hơn, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên thì mẹ cần đục lỗ núm ti bình sữa để giúp bé bú dễ dàng hơn. Bé bú chậm, lười bú, bú không hiệu quả, đầu núm bị bẹp khi rút bình ra. Điều này cho thấy bé đã lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn nên cần phải đục lỗ núm ti để giúp bé bú dễ dàng hơn.

Khi bé lớn hơn, lực bú cũng tốt hơn nên kích thước lỗ ti cần đáp ứng khả năng bú nhanh và khỏe hơn của bé. Mẹ cần tăng kích thước núm ti để bé bú không cảm thấy chán nản vì bú mãi mà sữa không ra, dẫn dến bé lười bú bình.

Thông thường, mẹ nên đục lỗ núm ti bình sữa cho bé khi bé được 3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có những bé lớn hơn vẫn cần sử dụng núm ti size nhỏ, hoặc ngược lại, bé nhỏ tuổi nhưng đã cần sử dụng núm ti size lớn. Vì vậy, mẹ nên theo dõi các dấu hiệu của bé để quyết định thời điểm đục lỗ núm ti cho phù hợp.

Tuy nhiên, đục lỗ núm ti chỉ là biện pháp tạm thời, các mẹ không nên quá lạm dụng. Cách tốt nhất là khi kích cỡ núm ti không còn phù hợp với độ tuổi của bé, mẹ cần thay núm ti mới có kích cỡ phù hợp.

cach-duc-lo-num-ti-binh-sua-1
Những trường hợp mẹ nên đục lỗ núm ti

Tham khảo thêm: Mách mẹ cách chọn núm ti cho bé cực chuẩn. Gợi ý núm ti bình sữa Kamidi mềm như ti mẹ, bé nào cũng mê

Các cách đục lỗ núm ti bình sữa

Đục lỗ núm ti bình sữa là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để điều chỉnh dòng chảy của sữa nếu mẹ chưa kịp mua size núm khác cho bé. Dưới đây là một số cách đục lỗ núm ti mà mẹ có thể tham khảo và thực hiện.

Đục lỗ núm ti bằng dụng cụ đục lỗ dạng có tay cầm

Cách đục lỗ núm ti bình sữa đầu tiên là sử dụng dụng cụ có tay cầm. Sản phẩm này có thiết kế đơn giản và đa dạng các kích thước đầu đục có thể gắn liền vào phần tay cầm. Tay cầm thường được làm bằng nhựa cứng, có thiết kế chắc chắn, giúp ba mẹ dễ dàng cầm nắm và điều khiển. Đầu đục thường được làm bằng kim loại, có các size lỗ đục khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi của bé.

Các bước thực hiện như sau:

– Bước 1: Chọn đầu đục lỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng.

– Bước 2: Gắn núm ti vào đầu đục và đặt dụng cụ ở trên bề mặt phẳng.

– Bước 3: Quay ngược dụng cụ đục và ấn núm ti lên nắp.

– Bước 4: Lấy phần nhựa thừa ra khỏi lỗ vừa đục là hoàn thành.

cach-duc-lo-num-ti-binh-sua-2
Dụng cụ đục lỗ núm ti dạng tay cầm

Đục lỗ núm ti bằng dụng cụ đục lỗ có khung đục

Dụng cụ đục lỗ núm ti bình sữa có khung đục là một dụng cụ đục lỗ núm ti bình sữa phổ biến, được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Dụng cụ này có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với hầu hết các loại núm ti bình sữa trên thị trường. Nó cũng gồm 2 phần chính là khung đục và đầu đục giúp mẹ bấm chính xác mức độ to nhỏ phù hợp với bé mà không sợ làm rách hay hư hỏng núm ti của bé.

Các bước thực hiện cũng tương tự cách đục lỗ núm ti bằng dụng cụ dạng tay cầm với 4 bước chính: Chọn size đầu đục, đặt dụng cụ đục lên mặt phẳng, đặt núm ti lên dụng cụ đục và kéo căng núm, dập dụng cụ xuống, cuối cùng là lấy phần nhựa thừa ra khỏi núm.

Đục lỗ núm ti bằng kim tiêm, bút chì, đầu bút bi

Mẹ cũng có thể dùng những dụng cụ đơn giản ngay tại nhà như kim khâu, kim băng, đầu bút bi để đục. Ưu điểm khi lựa chọn cách thức này chính là nhanh, đơn giản, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ dẫn đến 1 số tình trạng như: lỗ đục không đều và mép tròn như dập; phải chọc đi chọc lại nhiều lần; khó xác định kích thước lỗ núm cần đục.

Mẹ có thể tham khảo các bước dưới đây:

– Bước 1: Lấy một vật cứng để chống bên trong núm ti như chiếc đũa. Lưu ý dùng tay cố định núm ti để có thể dễ dàng thao tác.

– Bước 2: Dùng tay kéo căng núm trên vật chống. Sau đó lấy đầu kim đục lỗ tại vị trí đã kéo căng để mở rộng đầu núm. Tránh đâm vào lỗ đã có sẵn để tránh bị hỏng núm.

– Bước 3: Bỏ phần thừa, kiểm tra lỗ đục.

cach-duc-lo-num-ti-binh-sua-3
Đục lỗ núm ti bình sữa bằng kim khâu

Tham khảo thêm: Bộ 3 núm ti silicone Kamidi có những gì mà khiến các bé thích mê đến vậy?

Lưu ý khi đục lỗ núm ti bình sữa

Việc đục lỗ núm ti đòi hỏi sự khéo léo và phải xác định chính xác vị trí của lỗ đục thì việc bú sữa của bé mới đạt được hiệu quả như mong đợi. Mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trên núm ti sẽ có một lỗ thoát khí để tránh tình trạng sữa chảy ồ ạt làm cho bé bị sặc sữa, mẹ nên tránh không nên đục vào lỗ này.

Trước khi đục mẹ cần kéo căng núm ti để đảm bảo kích thước của lỗ đục đạt chuẩn và không bị quá to. Lỗ núm ti quá to có thể gây ra một số vấn đề sữa chảy ra quá nhanh khiến bé bị sặc sữa, đặc biệt là những bé nhỏ hoặc có sức bú yếu. Vì thế, trước khi thực hiện đục lỗ, mẹ nên kéo căng núm ra khi đục và lưu ý không đục quá nhiều lần cùng lúc vì sẽ dễ làm hỏng núm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn đầu đục vừa phải, tùy thuộc vào sức bú của con mà đục lỗ to hay nhỏ.

Mẹ nên tránh đục quá nhiều lần sẽ làm hỏng đầu núm ti.

Núm ti chất liệu cao su thì lỗ đục sẽ không được rõ ràng như núm silicon, vì silicon có độ đàn hồi tốt hơn.

Kiểm tra lỗ đục bình sữa trước khi cho bé sử dụng là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Lỗ đục quá to có thể khiến sữa chảy ra quá nhanh, bé dễ bị sặc sữa hoặc trào ngược. Ngược lại, lỗ đục bình sữa quá nhỏ có thể khiến bé khó bú, bú lâu hơn bình thường, dẫn đến mệt mỏi và chán ăn.

Sau khi đục lỗ núm ti bình sữa, ba mẹ cần vệ sinh núm ti sạch sẽ trước khi sử dụng. Vệ sinh núm ti đúng cách sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ hãy rửa bằng nước sạch, hoặc dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng, sau đó khử trùng sạch sẽ rồi mới cho bé sử dụng. Mẹ cũng nên lưu ý chỉ nên dùng núm ti đã đục từ 1 – 2 tuần, đến khi con đã quen với tốc độ dòng chảy mới thì hãy thay núm mới cho bé.

Câu hỏi thường gặp về đục lỗ núm ti bình sữa

Khi nào không nên đục lỗ núm ti bình sữa

Trường hợp núm ti đã quá cũ và có dấu hiệu xuống cấp thì mẹ không nên đục núm ti nữa, thay vào đó mẹ nên chọn cho bé núm ti mới để đảm bảo sức khỏe cho con. Một số dấu hiệu xuống cấp có thể kể đến như:

Núm ti bị ngả vàng, bị đục sau thời gian dài sử dụng.

Tia sữa chảy không đều hoặc chảy quá nhiều.

Núm bị méo mó, biến dạng.

Có nên dùng kim khâu để đục lỗ núm ti bình sữa không

Kim khâu là dụng cụ phổ biến mà gia đình nào cũng có, mẹ có thể sử dụng kim khâu để đục lỗ núm ti cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý đục lỗ núm ti đúng cách theo hướng dẫn ở trên để giúp cho bé ti bình được hiệu quả mẹ nhé!

Trên đây là các cách đục lỗ núm ti bình sữa mà mẹ có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Để giúp bé bú sữa tốt hơn mẹ hãy đục lỗ núm ti tạm thời và sau đó tăng size núm ti khi bé lớn hơn nhé! Theo dõi Kamidi để đón đọc nhiều thông tin hữu ích hơn ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *