Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh kích thích sự phát triển của con

noi-chuyen-voi-tre-so-sinh

Nói chuyện với trẻ sơ sinh không chỉ tăng tình cảm giữa bé và cha mẹ mà còn rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Bộ não non nớt của bé con sẽ tiếp nhận âm thanh và ngôn ngữ để chuẩn bị bập bẹ nói những từ đầu tiên. Vì thế cha mẹ là những người đóng vai trò rất lớn để hình thành các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho con. Thế nhưng ba mẹ đã biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh chưa? Sau đây là cách chơi với bé đơn giản để đặt nền móng kỹ năng giao tiếp cho con.

1. Tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh có xu hướng chú ý nhiều và đáp lại háo hức khi mẹ bắt chước cách bé bập bẹ. Âm thanh và cường điệu từ ngữ của ba mẹ sẽ kích thích trí não bé phát triển. Nếu để ý, ba mẹ sẽ thấy mắt bé lấp lánh, miệng tròn vo như muốn trả lời ba mẹ. Theo nghiên cứu, 80% sự phát triển của não bộ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời.

Ba mẹ nói chuyện với bé thường xuyên sẽ giúp kích hoạt các khớp thần kinh quan trọng trong phần não mang chứ năng ngôn ngữ. Bé nghe được càng nhiều từ thì kết nối thần đó sẽ càng mạnh. Trẻ sơ sinh càng bập bẹ nhiều thì lúc lên 2 tuổi bé sẽ nói được nhiều hơn. Vì thê, ba mẹ hãy dành thời gian một mình với bé, trò chuyện với bé, chơi đùa cùng bé. Khi đó, bé sẽ tiếp nhận được tình cảm, thông tin và ngôn ngữ nhiều hơn.

noi-chuyen-voi-tre-so-sinh-1

Tham khảo thêm: Những thay đổi thú vị của trẻ sơ sinh tháng thứ 2

2. Những cách cơ bản để nói chuyện với trẻ sơ sinh

Ba mẹ nên biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ những bước cơ bản nhất. Một số gợi ý cho ba mẹ như sau:

  • Thường xuyên nói chuyện với con để con hoạt bát hơn.
  • Dành thời gian chơi với bé, đặc biệt là khi không có người khác bên cạnh.
  • Khi bé cố gắng trả lời, phản ứng đáp lại thì ba mẹ đừng ngắt lời hoặc quay qua chỗ khác.
  • Khi nói chuyện với trẻ sơ sinh ba mẹ nên nhìn thẳng vào mắt bé.
  • Bật video các đoạn nói chuyện thông thường cho bé nghe để bé cảm thụ được các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày để bé tập làm quen và hình thành phản xạ.
  • Giới hạn thời gian nhìn và nghe TV của bé vì xem TV nhiều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bé.

2.1. Nói chuyện nhẹ nhàng, dùng cả cử chỉ

Nói chuyện với trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm sẽ rèn cho cả hai mẹ còn về giao tiếp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh thường nhạy cảm hơn với giọng nói ở âm vực cao. Nói chuyện với con sẽ giúp con học được cách liên hệ khuôn mặt với giọng nói của bạn. Nó cũng giúp thiết lập nền tảng ngôn ngữ sau này cho bé.

Đối với bé từ 1 – 3 tháng tuổi ba mẹ nên nói chuyện kết hợp với hát, thủ thi, chơi ú òa với con. Đọc sách và mô tả các bức tranh cho con nghe. Ở tháng thứ 2, bé đã bắt đầu bi bô những nguyên âm đơn giản như a-a, o-o. Lúc này, ba mẹ hãy bắt chước và trộn lẫn với một số từ gần gũi để nói chuyện với trẻ sơ sinh. Mẹ hãy đối đáp liên tục và chờ bé trả lời để dạy con cách trò chuyện.

Khi được 4 – 7 tháng tuổi, bé sẽ cố gắng bắt chước những âm thanh xung quanh và thể hiện cảm xúc thông qua giọng nói. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh ở độ tuổi này chủ yếu là nói với bé những từ gần giống với những gì bé nói ra để kích thích từ vựng bé phát triển. Kéo dài cuộc nói chuyện với bé bằng cách nói chậm, nhấn giọng một vài từ nhất định và khuyến khích bé đáp lại.

Ở giai đoạn bé được 8 – 12 tháng tuổi, mẹ nên nói chuyện với con về những gì mà cả hai cùng nhìn thấy và thêm vào các từ khác làm sinh động hơn. Gọi tên tất cả những món đồ mà bé tiếp xúc hàng ngày như thìa, sữa, đồ chơi,… Ba mẹ cũng đừng quên giúp con diễn đạt cảm xúc bằng lời nói.

noi-chuyen-voi-tre-so-sinh-2

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh chậm tăng cân: nguyên nhân và cách xử lý ba mẹ nên biết

2.2. Lắng nghe và luôn phản hồi con

Theo thời gian, khoảng từ 1 – 2 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tự tạo ra âmm thanh. Bé có thể nói các âm như “a” hay “e” hoặc là chỉ đơn giản phát ra những âm thanh vô nghĩa bằng lưỡi. Ba mẹ hãy theo dõi, lắng nghe những âm thanh này và phản hồi lại bằng cách bắt chước những tiếng động này. Trẻ em thỉnh thoảng cũng nhắc lại những âm thanh và trước khi hiểu rõ điều đó, ba mẹ đã có một cuộc hội thoại với bé. Đối với bé, đây là trò chơi hấp dẫn giúp khuyến khích bé giao tiếp nhiều hơn.

noi-chuyen-voi-tre-so-sinh-3

2.3. Nói chuyện với con bất cứ lúc nào 

Nói chuyện với trẻ sơ sinh bất cứ lúc nào là điều mà ba mẹ nên làm. Nếu ba mẹ cảm thấy cần phải “để dành” việc nói chuyện với con vào một “dịp đặc biệt” thì có thể ba mẹ sẽ đánh mất cơ hội để giao tiếp với bé con của mình. Khoảng thời gian tốt nhất để nói chuyện phiếm với con là khi bé vừa ngủ dậy và tỉnh táo, thời gian tắm hoặc thay quần áo cho bé. Khi bé nằm và nhìn ba mẹ, ba mẹ hãy nói khẽ, cù khẽ vào bụng con hoặc là tì nhẹ và thì thầm với con.

Việc nói chuyện với trẻ sơ sinh là rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc, ngôn ngữ của bé sau này. Tuy nhiên, mỗi bé đều học nói với tốc độ riêng nên ba mẹ đừng quá lo lắng khi bé con nhà mình không nói nhanh như bạn bè cùng tuổi. Điều ba mẹ cần làm đó là học cách nói chuyện với trẻ sơ sinh thường xuyên hơn để giúp bé khôn lớn một cách tự nhiên. 

Hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *