Trong thời kỳ mang thai, mẹ thường quan tâm nhiều đến chu kỳ thức ngủ của thai nhi. Thậm chí, nhiều mẹ còn thắc mắc không biết khi nào em bé thức hay ngủ trong bụng mẹ. Việc khi nào thai đạp và cách theo dõi cử động thai nhi luôn là một điều đầy hào hứng và thích thú đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ trong hành trình chào đón con yêu. Vậy làm sao để biết thai nhi đang thức hay ngủ? Làm thế nào để theo dõi cử động thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những vấn đề này.
1. Làm thế nào để biết thai nhi đang thức hay ngủ?
Điều này sẽ phụ thuộc vào tần suất và cường độ cử động của thai nhi trong bụng mẹ. Thế nhưng, mẹ chỉ cần biết thai nhi chỉ thức khoảng 2 – 3 giờ/ngày và điều này sẽ chỉ xảy ra ở tam cá nguyệt thứ ba. Việc này có nghĩa là, chu kỳ thức ngủ của thai nhi hầu hết chỉ dành cho việc ngủ. Em bé trong bụng mẹ có thường ngủ 20 tiếng và 4 tiếng chơi.
Giấc ngủ của thai nhi thường không quá dài, chỉ từ 20 – 40 phút. Tuy nhiên, việc thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ còn phụ thuộc vào tính cách của từng bé. Có bé ngủ nhiều hoặc ít hơn so với tiêu chuẩn thông thường một chút. Bé con trong bụng thường thức và chơi đùa ban đêm, nhưng ngủ nhiều vào ban ngày. Đây cũng là lý do vì sao khi chào đời, bé thường sợ tiếng ồn, hay giật mình và ánh sáng mạnh khiến bé khó chịu, vì bé đã quen với môi trường trong bụng mẹ.
Trong thời gian này, bé thường có các hoạt động như mút tay, nuốt nước ối, nấc cụt và thậm chí là nhào lộn trong bụng mẹ. Hiện tượng này còn gọi là thai máy, cử động thai nhi và mẹ có thể cảm nhận rõ ràng từ tuần thứ 20 trở đi. Còn khi thai nhi ngủ thì cử động thai nhi sẽ giảm hoặc không có.
Tham khảo thêm: Điều kỳ diệu mà âm nhạc mang lại cho thai nhi – liệu mẹ đã biết?
2. Cách theo dõi cử động thai nhi
2.1. Khi nào thai đạp
Khoảng thời gian mẹ bắt đầu cảm nhận được cử động thai nhi là khác nhau. Đối với những người lần đầu mang thau, thời điểm bắt đầu cảm nhận được thai máy là khoảng 18 – 20 tuần, với người mang thai từ con thứ 2 thì sớm hơn, khoảng 16 – 18 tuần.
Mẹ sẽ cảm nhận cử động thai nhi rõ ràng nhất từ sau tuần thứ 28 của thai kỳ. Từ khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy thai cử động ít hơn trước. Nhưng việc này thực chất là theo diễn tiến bình thường của thai kỳ, cử động thai nhi đang dần trở nên ổn định hơn, mỗi cử động tuy chậm hơn nhưng cường độ mạnh và rõ ràng hơn.
Số lần cử động thai nhi có xu hướng tăng dần cho đến tuần thứ 32 và giữ nguyên cho đến cuối thai kỳ. Nếu mẹ đang vận động hoặc bận rộn làm việc thì có thể sẽ không cảm nhận được các chuyển động này. Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ cần để ý và càm nhận cử động thai nhi.
Tham khảo thêm: Sự phát triển của thai nhi ở não bộ qua 9 tháng diễn ra kỳ diệu như thế nào?
2.2. Cách đếm số lần của cử động thai nhi
Việc dành thời gian để đếm cử động thai nhi sẽ khuyến khích mẹ nghỉ ngơi để có thời gian gắn kết với con yêu. Việc đếm số lần cử động của thai nhi có thể giúp mẹ nhận thức rõ hơn về tình hình sức khoẻ của con. Những thay đổi trong cử động thai nhi có thể là dấu hiệu sớm để mẹ kịp thời đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. Cảm giác thai nhi di chuyển trong bụng mẹ là một dấu hiệu tốt cho thấy con đang khoẻ mạnh và phát triển tốt.
Đếm số lần thai nhi đạp cũng là cách để mẹ biết thai nhi đang thức hay ngủ. Thông thường, thai nhi sẽ có 10 cú đá trong một giờ. Tuy nhiên điều này vẫn có thể khác nhau ở mỗi thai nhi. Trước khi thực hiện đếm số lần cử động thai nhi, mẹ cần làm trống bàng quang của mình, nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm số cử động thai nhi.
Cách đếm cụ thể như sau:
- Bước 1: Mẹ chọn thời điểm mình ít bị phân tâm nhất hoặc khi mẹ thường cảm thấy thai nhi cử động.
- Bước 2: Mẹ hãy chọn tư thế nằm thoải máy nhất về bên trái hoặc ngồi kê chân lên.
- Bước 3: Tiếp theo, mẹ đặt tay lên bụng cảm nhận các cú đá của thai nhi và bắt đầu hẹn giờ hoặc xem đồng hồ.
- Bước 4: Tiếp tục đếm các cú đá cho đến lần thứ 10. Sau đó, mẹ ghi lại số thời gian bé đá 10 cú là bao nhiêu vào một cuốn sổ để xác định thai nhi đạp liên tục theo nhịp là bao nhiêu.
Tham khảo thêm: Bí mật về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi – 42 tuần mang thai kỳ diệu
Theo dõi cử động thai nhi là việc nên làm mỗi ngày của mẹ để mẹ bầu đánh giá sức khoẻ thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng có thể xác định em bé trong bụng mình đang thức hay ngủ thông qua việc đếm cử động thai nhi. Nếu thấy bé đạp ít hay đạp nhiều hơn bình thường, mẹ nên đến bệnh viẹc để kiểm tra. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh và vui vẻ, sẵn sàng chào đón con yêu của mình.
Hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam