Chăm sóc bé 1 tuần tuổi – những điều mẹ cần lưu ý

cham-soc-be-1-tuan-tuoi

Chào mừng bé yêu đã đến với thế giới này! Việc chăm sóc một thiên thần nhỏ bé chắc hẳn đang khiến các mẹ vừa hạnh phúc vừa lo lắng. Đặc biệt trong tuần đầu đời, bé sơ sinh cần được chăm sóc rất tỉ mỉ. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc bé 1 tuần tuổi để các mẹ tự tin hơn trong hành trình chăm sóc con yêu.

Sự thay đổi của bé 1 tuần tuổi

Tuần đầu tiên sau khi chào đời là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Bé dường như vẫn chưa quên được những thói quen đã được hình thành trong bụng mẹ. Giai đoạn 7 ngày đầu tiên này bé sẽ tập dần các việc hít thở, tiêu hóa, ánh sáng, âm thanh và các vận động cơ thể khác.

Trong tuần này, cơ thể bé sẽ trải qua nhiều thay đổi để thích nghi với môi trường bên ngoài. Dưới đây là một số thay đổi điển hình ở bé 1 tuần tuổi mà mẹ cần biết:

Về thể chất

  • Cân nặng: Bé có thể sụt cân nặng 5 – 10% trong vài ngày đầu sau sinh do mất nước ối và phân su. Tuy nhiên, sau đó bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại.
  • Da: Da bé có thể hơi vàng, đây là hiện tượng vàng da sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khoảng 60% trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện tình trạng vàng da từ 7 – 10 ngày. Tình trạng này sẽ tự khỏi và không gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho các bé. Ngoài ra, da bé có thể xuất hiện các vết đỏ hoặc mụn trứng cá nhỏ.
  • Rốn: Rốn của bé sẽ dần khô và rụng.
  • Tiêu hóa: Bé sẽ tiểu tiện thường xuyên, có thể lên đến 8 – 12 lần/ngày. Phân su của bé sẽ chuyển từ màu đen sang màu vàng hoặc xanh lá cây.

Về cảm giác

  • Ngủ: Bé ngủ rất nhiều, có thể lên đến 16 – 20 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé thường ngắn và dễ bị giật mình.
  • Khóc: Bé khóc là cách để giao tiếp và thể hiện cảm xúc. Mẹ cần quan sát để hiểu nguyên nhân bé khóc và tìm cách dỗ dành.
  • Phản xạ: Bé có một số phản xạ tự nhiên như phản xạ bắt nắm, phản xạ mút, phản xạ Moro (giật mình). Bé còn nở nụ cườ tự phát. Nụ cười này chỉ mang tính phản xạ tự nhiên khi bé ngủ chứ chưa thể hiện cảm xúc.

Về giác quan

  • Thị giác: Tầm nhìn của bé còn hạn chế, chỉ tập trung được ở khoảng cách gần ở cự ly 20 – 25cm. Bé thích nhìn vào những vật có màu sắc tương phản và những khuôn mặt.
  • Thính giác: Bé đã có thể nghe được âm thanh và phản ứng lại với tiếng nói của mẹ.
  • Khứu giác: Khứu giác của bé rất nhạy bén, bé có thể nhận biết mùi sữa mẹ.
  • Xúc giác: Bé thích được ôm ấp, vuốt ve.

cham-soc-be-1-tuan-tuoi-1

Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé 1 tuần tuổi

Cho trẻ bú sữa

Bé vừa lọt lòng cũng cần phải tự học cách bú mẹ. Khi đói, bé sẽ có những biểu hiện như khóc, miệng tìm vú, vùng vẫy khi được bé,… để ra dấu hiệu cho mẹ. Trong những ngày đầu sau chào đời, bé sẽ bú rất ít, chỉ khoảng 15ml và hầu như chỉ bú sữa non.

Trung bình trong tuần đầu sau sinh, mẹ cần cho bé bú 8 -12 cữ mỗi ngày, mỗi cữ kéo dài 10 – 20 phút và cách nhau tầm 2 – 3 tiếng. Do trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều trong tuần đầu nên mẹ cần chú ý thời gian để đánh thức bé dậy bú đúng giờ. Chọn tư thế cho bú thoải mái cho cả mẹ và bé, đảm bảo đầu, cổ và thân bé thẳng hàng.

Chăm sóc dây rốn cho bé

Dây rốn là bộ phận rất quan trọng cần chăm sóc kỹ lưỡng trong tuần đầu tiên. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể sẽ gây nhiễm trùng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Thông thường, dây rốn của trẻ sẽ tự dụng sau khoảng 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, ba mẹ cần giữ cho dây rốn luôn sạch sẽ, khô ráo. Trước khi vệ sinh cuống rốn, ba mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng hoặc cồn 90 độ. Sau mỗi lần thay tã, mẹ nên dùng bông gòn sạch thấm khô vùng rốn.

Nếu dây rốn ướt và có dịch vàng hay có dấu hiệu mưng mủ, viêm, ba mẹ hãy lau nhẹ bằng nước muối sinh lý 0,9% và bôi betadine pha loãng theo tỷ lệ 1/10. Tuyệt đối không được dùng cồn để lau trực tiếp lên rốn của bé.

cham-soc-be-1-tuan-tuoi-2

Tham khảo thêm: Bật mí cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Chọn bỉm tã cho bé 1 tuần tuổi

Làn da của bé lúc này rất mỏng manh, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị trầy xước và vô cùng nhạy cảm. Vì thế, ba mẹ khi lựa chọn tã bỉm cho bé cần đặt tiêu chí mềm mại và an toàn lên hàng đầu.

Trong giai đoạn này, bé thường tiêu tốn rất nhiều bỉm do tiểu nhiều, dễ dẫn đến tình trạng da bí ẩm. Ba mẹ cần chọn bỉm mỏng nhẹ, có độ dày từ 2 – 5mm để giúp làn da bé luôn thoáng mát, khô ráo, bé dễ dàng cử động mà không bị gò bó.

cham-soc-be-1-tuan-tuoi-3

Kết luận

Chăm sóc bé 1 tuần tuổi là một hành trình đầy yêu thương và trách nhiệm. Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều cần sự quan tâm đặc biệt. Bằng việc nắm vững những kiến thức cơ bản về chăm sóc bé, các mẹ sẽ tự tin hơn trong việc nuôi dạy con yêu. Hãy luôn bên cạnh bé, dành cho bé những yêu thương và chăm sóc tốt nhất để bé lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)