Mang thai vốn là thiên chức cao quý mà tạo hóa ban tặng cho chị em phụ nữ. Khi quyết định làm mẹ, bạn cần chuẩn bị tốt cho một thai kỳ và em bé chào đời khỏe mạnh. Nhưng bạn đã biết mình cần chuẩn bị những gì cho hành trình mang thai chưa? Bài viết dưới đây dành tặng cho tất cả bà bầu với mong muốn giúp các ông bố bà mẹ chuẩn bị thật tốt cho 9 tháng 10 ngày thiêng liêng.
1. Chuẩn bị tâm lý cho hành trình mang thai
Mang thai và sinh con là một bước ngoặt quan trọng của đời người. Cuộc sống gia đình sẽ thay đổi ngay từ khi sinh linh nhỏ bé vẫn là một bào thai. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đang quen với cuộc sống tự do tự tại, thoải mái nên không kịp thích ứng khi con xuất hiện.
Theo một báo cáo của tạp chí Vov.vn, có đến 33% phụ nữ sau sinh ở Việt Nam mắc chứng trầm cảm. Trong đó, số người mắc trầm cảm buồn sau sinh chiếm đến 80%. Nguyên nhân chính được cho là phần lớn cha mẹ đều chưa có sự chuẩn bị về mọi mặt nhất là tâm lý. Vì thế mà chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho hành trình mang thai là bước đệm vô cùng quan trọng để vợ chồng hạnh phúc khi chào đón đứa con đầu lòng.
2. Khám sức khỏe sinh sản
Thăm khám sức khỏe để đánh giá chức năng sinh sản là rất cần thiết với những cặp đôi sắp kết hôn. Bố mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra tiền thai, xin tư vấn của bác sĩ về một số việc nên thực hiện trước khi mang thai và làm một số xét nghiệm cần thiết.
Bên canhh đó bố mẹ cũng nên là sàng lọc di truyền trước khi mang thai để biết được em bé sinh ra có bao nhiêu khả năng mắc một số bệnh di truyền. Việc này có rất nhiều lợi ích, một số bệnh di truyền nếu được can thiệp sớm sẽ tốt cho bé. Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn sinh ra được khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh? 8 điều mà các mẹ nên lưu ý
3. Chuẩn bị về dinh dưỡng trong hành trình mang thai
3.1. Thực phẩm chứa đạm
Bà bầu rất cần nạp nhiều chất đậm giúp cơ thể có đầy đủ dưỡng chất để duy trì năng lượng và ổn định hàm lượng đường trong máu. Khi mẹ được bổ sung đủ đạm sẽ giúp tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện và hạn chế tình trạng bất thường trong hệ thần kinh.
Những thực phẩm dồi dào chất đạm cần cho mẹ trong hành trình mang thai như thịt, sữa, tôm, cua, trứng, cá,… Chất đạm thực vật thì có đậu tương, đậu xanh, đậu, bơ, chuối,…
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – cẩm nang cho người sắp làm mẹ
3.2. Thực phẩm chứa sắt
Phụ nữ mang thai rất cần bổ sung sắt đầy đủ cho sự phát triển của mẹ và bé. Việc thiếu sắt sẽ khiến mẹ mệt mỏi, da dẻ xanh xao, thiếu máu, sút cân hoặc thậm chí có thể bị băng huyết. Mẹ thiếu máu sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhỉ, dễ bị sảy, thai chết yểu, thai suy dinh dưỡng, sinh non…..
Một số thực phẩm chứa sắt dành cho bà bầu trên hành trình mang thai gồm thịt bò, thịt lợn, trứng gà, rau dền, bí đỏ, đậu tương, quả óc chó, hạnh nhân,… Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng thêm viên sát theo sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3.3. Thực phẩm giàu canxi
Trong hành trình mang thai các mẹ nên lưu ý nếu thiếu canxi sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, đau nhức lưng, đau khớp, chuột rút,… Về lâu dài có thể bị tê chân tay thường xuyên, răng yếu và loãng xương. Nếu thai nhi bị thiếu hụt canxi cũng sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng, còi xương, thấp bé, bị dị tật,…
Các mẹ có thể bổ sung canxi từ tôm, cua, cá, hải sản, cải bó xôi, chuối, kiwi, khoai lang,…
3.4. Thực phẩm chứa axit folic
Khi mang thai, axit folic giúp mẹ phòng tránh được tình trạng thiếu máu hồng cầu, sảy thai, sinh non,… Hơn nữa, đây là loại chất rất cần cho sự phát triển của em bé, giúp bé ngăn ngừa được khuyết tật trong ống thần kinh là thiếu não, não úng thủy, đốt sống bị nứt, tim bẩm sinh, tật hở hàm ếch…
Để cung cấp axit folic mẹ có thể thêm các món ăn như súp lơ xanh, rau mồng tơi, bơ, cam. bưởi, gan, ngũ cốc,… vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng viên uống axit folic thay cho các loại thực phẩm.
3.5. Vitamin
Trong hành trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều loại vitamin A, B, C, D, E,… Để tăng khả năng miễn dịch, hấp thu nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé khỏe mạnh. các loại thực phẩm có chứa vitamin là cam, bưởi, sữa, phô mai, ngũ cốc, trứng,…
4. Những điều mẹ nên tránh trong hành trình mang thai
4.1. Căng thẳng
Stress, căng thẳng rất có hại cho mẹ trong hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Khi mẹ bị stress sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thai nhi. Nếu mẹ thường xuyên buồn bã, lo lắng,… thì con sinh ra sẽ thường xuyên buồn bã, ít cười. Một số trường hợp nặng có thể khiến bé bị trầm cảm rất nguy hiểm.
4.2. Sử dụng điện thoại di động thường xuyên
Việc sử dụng điện thoại thường xuyên vô cùng nguy hiểm do sóng phát ra từ điện thoại sẽ gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Não bộ của trẻ sẽ bị rối loạn về mặt nhận thức hoặc trẻ dễ thiếu sự tập trung. Hơn nữa, ánh sáng từ điện thoại sẽ gây cản trở việc tiết ra hormone melatonin khiến mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ, rơi vào căng thẳng.
4.3. Sử dụng đồ có chất kích thích
Bên cạnh những đồ uống như rượu bia là chất cấm đối với bà bầu thì những thức uống như cà phê, trà,… cũng không tốt cho sức khoẻ bà bầu. Do những thức uống này làm nhịp tim và huyết áp của mẹ tăng cao. Thậm chí sau một thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật, sảy thai. sản giật,…
4.4. Ăn cay
Có nhiều bà bầu có thói quen ăn cay nhưng đây là thói quen xấu. Bởi trong đồ ăn cay có chất gây tê có thể làm tê liệt hệ thần kinh của trẻ khiến thai nhi mất khả năng phát triển bình thường và gây tác động xấu đến chức năng của hệ thần kinh. Thêm vào đó, thức ăn cay sẽ dễ khiến cho mẹ bị táo bón, hệ tiêu hóa bị kích ứng và rối loạn hệ tiêu hóa.
Để có hành trình mang thai tốt nhất, các mẹ cần lưu ý tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bố mẹ chuẩn bị thật tốt trước khi có con. Hãy theo dõi website https://kamidi.vn/ và Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé!