Góc giải đáp: Rửa mũi cho bé nước vào tai phải làm sao?

rua-mui-cho-be-nuoc-vao-tai

Khi vệ sinh mũi cho bé, ba mẹ thường sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch bên trong mũi cho bé. Nhiều ba mẹ thực hiện sai cách làm cho nước bị vào tai bé. Vậy rửa mũi cho bé nước vào tai có nguy hiểm không? Phải xử lý thế nào để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Hãy cùng Kamidi tìm hiểu cách khắc phục khi xảy ra tình trạng này nhé!

1. Dấu hiệu rửa mũi cho bé bị nước vào tai

Với những bé chưa biết nói, nếu không may bị nước vào tai, bé sẽ có phản ứng quấy khóc ngay lập tức. Do khó chịu nên bé sẽ khóc nhiều hơn bình thường. Về sau, bé sẽ không chịu bú sữa cũng như ăn ít, ăn không ngon miệng, khó ngủ do ù tai, đau tai. Nếu không được xử lý kịp thời, bé có thể không phản ứng tốt với âm thanh như bình thường.

Với những bé đã biết nói, bé sẽ phản ứng bằng cách nói đau tai, ù tai. Hoặc bé sẽ nói những cảm giác khi nước vào tai cho ba mẹ biết.

Ngoài ra, ba mẹ có thể thấy một số biểu hiện nghiêm trọng hơn khi nước vào ta bé như bé hay kéo tai, chà tai do ngứa, bé dùng tay ngoáy tai,… Nhiều trường hợp xấu hơn sẽ có biểu hiện như có dịch vàng, sốt cao, nôn ói, tiêu chảy,… Nếu có những biểu hiện này, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

rua-mui-cho-be-nuoc-vao-tai-1
Ba mẹ cần rửa mũi cho bé đúng cách để tránh nước vào tai

Tham khảo thêm: Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh ba mẹ nên biết

2. Rửa mũi nước vào tai gây tác hại gì?

Rửa mũi cho bé nước vào tai có thể gây ra một số tác hại sau đây:

– Nhiễm trùng tai giữa: Nước vào tai có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng tai giữa. Biểu hiện của nhiễm trùng tai giữa bao gồm: Đau tai, sốt, chảy nước tai, ù tai, giảm khả năng nghe. Ngoài ra, trong khi rửa mũi cho bé, nếu bé kêu đau tai hay phản kháng mạnh đồng thời ba mẹ thấy có mủ vàng xuất hiện trong tai, có mùi hôi chính là dấu hiệu của viêm tai giữa.

– Viêm tai ngoài: Nước vào tai có thể làm cho da ống tai bị ẩm ướt và từ đó vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm tai ngoài.

– Giảm chức năng tai: Khi rửa mũi cho bé bị nước vào tai nhiều lần sẽ khiến chức năng nghe của bé bị suy giảm. Tình trạng ù tai sẽ xuất hiện khiến bé có cảm giác như có vật cản trở trong tai, âm thanh như bị nghẹt, không nghe rõ và không phản ứng kịp thời với các âm thanh xung quanh. Thậm chí nặng hơn còn bị mất thính lực tạm thời.

– Bé bị đau tai: Nước vào tai có thể khiến bé bị đau và cảm thấy sợ hãi. Về sau, bé sẽ hình thành phản xạ kháng cự mỗi khi rửa mũi. Bé sẽ quấy khóc, giãy đạp khiến cho việc rửa mũi khó khăn và không hiệu quả.

– Sức khỏe bé giảm sút: Do bé khó chịu khi nước vào tai nên dẫn đến chán ăn, bỏ bú,… Từ đó khiến cho sức khỏe bé giảm sút. Nếu bé không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé.

rua-mui-cho-be-nuoc-vao-tai-2
Nước vào tai gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe bé

3. Cách xử lý khi rửa mũi nước vào tai bé

Nếu trong quá trình rửa mũi cho bé chẳng may bị nước vào tai thì trước hết ba mẹ phải thật bình tĩnh và thực hiện những cách sau:

– Đặt bé nằm nghiêng sang một bên để nước trong tai có thể chảy bớt ra ngoài. Kéo nhẹ nhàng phần trái tai của bé xuống để giúp nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

– Sau vài phát, ba mẹ quan sát thấy nước đã chảy ra ngoài thì hãy dùng khăn mềm thấm nước và lau thật khô phần ngoài tai cho bé.

Cấu tạo của tai vốn dĩ có cấu trúc tự cân bằng, nếu có tác động của nước chảy vào khi rửa mũi cho bé thì sẽ nhanh chóng mất đi. Vì thế ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ba mẹ không nên tự xử lý mà cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ. Các trường hợp đó có thể là:

– Sau khi khi ba mẹ đã làm cho nước chảy khỏi tai và lâu khô một thời gian mà bé vẫn quấy khóc liên tục, bỏ bú, chán ăn.

– Bé bị ù tai kéo dài, khi ba mẹ gọi hoặc có tiếng động bé không có bất kỳ phản ứng nào.

– Bé thường xuyên kéo giật tai và có tác động mạnh vào tai mình.

– Phần tai trong của bé đỏ ửng lên.

– Có triệu chứng sốt, có mủ vàng hoặc xanh xuất hiện trong tai bé và có mùi hôi.

rua-mui-cho-be-nuoc-vao-tai-3
Xử lý ban đầu khi rửa mũi cho bé bị nước vào tai

Tham khảo thêm: Hút mũi cho bé có tốt không? Nên sử dụng dụng cụ nào?

Qua bài viết này hy vọng ba mẹ đã hiểu hơn về cách rửa mũi cho bé yêu của mình sao cho an toàn nhất cũng như cách xử lý khi bị nước vào tai, tránh gây ra tổn thương cho bé. Tai mũi họng rất quan trọng, vì thế, ba mẹ cần chú ý chăm sóc, vệ sinh hàng ngày cho bé. Và hãy chú ý đến cách thực hiện để đảm bảo an toàn cho bé yêu nhé!

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn/

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)