Hướng dẫn cho con bú đúng cách và tư thế cho con bú đúng cách không sặc

tu-the-cho-con-bu

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để việc cho con bú trở nên hiệu quả và thuận lợi, mẹ cần nắm vững các kỹ thuật cho con bú đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ các tư thế cho con bú đúng cách và những lưu ý quan trọng để bé bú no và không bị sặc.

Vì sao cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là một trong những quyết định quan trọng nhất mà các mẹ có thể đưa ra cho con yêu. Sữa mẹ không chỉ là thức ăn mà còn là một món quà vô giá, cung cấp cho bé những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, bao gồm protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và các yếu tố tăng trưởng. Thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm tai giữa, hen suyễn, dị ứng thấp hơn so với trẻ bú bình. Bởi sữa mẹ chứa hàng triệu kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Hơn nữa việc cho con bú giúp tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, tạo cảm giác an toàn và yêu thương.

Cho con bú đúng cách thế nào?

Để cho bé bú đúng cách, trước hết mẹ cần chú ý đến kỹ thuật giữ bầu vú để giúp con bú được nhiều sữa hơn:

  • Dùng 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú.
  • Ngón trỏ dùng để nâng ngực.
  • Ngón cái đặt ở phía trên.
  • Không để tay ở gần núm vú và chỉ đỡ nhẹ nhàng, không nên khum tay lại vì có thể chặn dòng sữa.

tu-the-cho-con-bu-1

Về phía trẻ, con cũng cần có tư thế phù hợp để bú mẹ hiệu quả nhất:

  • Đầu và thân bé phải nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng bé áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt bé quay vào vú mẹ, mũi bé đối diện với núm vú.
  • Tay mẹ đỡ lấy đầu và mông bé.

Tham khảo thêm: Cho bé bú nằm có sao không? Bé có bị sặc không?

Tư thế cho con bú đúng cách không bị sặc

Tư thế ôm nôi

Đây là tư thế cho bé bú phổ biến nhất, giúp cho mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Thích hợp cho các mẹ mới sinh, chưa quen với việc cho con bú.

Cách thực hiện:

  • Mẹ ngồi tự lưng thoải mái vào ghế hoặc giường.
  • Ôm bé bằng hai tay, đặt bé nằm ngang bụng, dùng tay cùng phía với bên bé bú để đỡ người bé, đảm bảo phần tay, vai, hông của bé được nằm ngang.
  • Mẹ áp sát ngực vào mặt bé, bụng mẹ chạm vào bụng bé rồi cho bé bú.

tu-the-cho-con-bu-2

Tư thế ôm bóng

Tư thế này phù hợpvới các mẹ sinh mổ, mẹ có bầu vú hoặc đầu ti lớn, mẹ có núm ti bị dẹt hoặc tụt vào trong, sữa mẹ chảy quá mạnh. Cho bé bú kiểu này giúp mẹ kiểm soát đầu của bé tốt hơn và tránh để bé đè vào vết mổ.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm ngửa bên trái hoặc bên phải cánh tay mẹ, miệng của bé đặt ngang đầu ti mẹ.
  • Bé nằm bên nào thì mẹ dùng tay bên đó đỡ đầu và gáy của bé, tay còn lại giữ bầu vú để cho con bú.

Tư thế bế bé ngược tay

Tư thế bế bé ngược tay giúp mẹ đỡ phần đầu để bé ngậm bắt vú lâu hơn, phù hợp cho những bé sinh no và lực mút yếu.

Cách thực hiện:

  • Mẹ đặt bé nằm lên bụng, dùng cánh tay ngược bên với bầu vú mà bé bú để giữ người bé.
  • Tay còn lại mẹ đỡ bầu ngực và cho bé bú.

Tư thế giữ Koala

Cho bé bú theo tư thế gấu túi Koala không chỉ thực hiện cho trẻ sơ sinh mà còn được áp dụng ngay cả khi bé lớn hơn. Với tư thế này, bé có thể bú một cách thoải mái, hạn chế nguy cơ chào ngược dạ dày, nhiễm trùng tai. Có thể áp dụng cho những bé bị tưa lưỡi hay trương lực cơ thấp.

Cách thực hiện:

  • Mẹ ôm bé hướng mặt về phía mẹ, hai chân bé để hai bên hông hoặc trên đầu mẹ, cột sống và đầu bé thẳng đứng.
  • Một tay mẹ choàng phía sau bé, đỡ phần cổ của bé đồng thời hướng miệng bé về phía núm vú mẹ.
  • Tay còn lại nâng đỡ bầu ngực để hỗ trợ bé bú.

tu-the-cho-con-bu-3

Tư thế khom người cho bé bú

Tư thế này có thể mang đến nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc bệnh lý cho mẹ như viêm vú, khiến vú không bị chảy xệ do bị bóp hay chạm vào, giúp thông ống dẫn sữa khi mẹ bị tắc tia sữa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này là đúng.

Cách thực hiện:

  • Cho bé nằm ngửa trên nệm hoặc sofa.
  • Mẹ khom lưng xuống sao cho núm vú có thể đung đưa và có thể đến gần miệng bé.
  • Kiểm tra khoảng cách giữa mũi, miệng và ngực của mẹ, tránh khom người quá thấp khiến ngực đè lên mũi của bé gây ngạt thở.

Tư thế khi mẹ ngồi tựa lưng

Tư thế cho bé bú nằm này giữ mẹ không cần phải dùng nhiều sức khi cho con bú. Mẹ sẽ được ngồi ở tư thế thoải mái, dễ chịu nhất, tránh gây đau lưng, mệt mỏi cho mẹ.

Cách thực hiện:

  • Mẹ nằm ngả lưng một góc khoảng 45 độ trên giường hoặc ghế.
  • Cho bé nằm trên bụng, mặt hướng về phía bầu vú. Mẹ dùng tay đỡ lưng hoặc đỡ phần cổ để hỗ trợ bé bú.

Tư thế khi cho bé nằm bú

Tư thế này giúp cả mẹ được nghỉ ngơi trong khi cho bé bú và bé cũng bú được nhiều sữa. Những mẹ sinh mổ, mẹ sau sinh sức khoẻ còn yếu, mẹ sinh thường phải khâu tầng sinh môn hoặc muốn cho bé bú để ngủ thì nên áp dụng tư thế này.

Cách thực hiện:

  • Mẹ nằm nghiêng người, kê cao đùi và đầu gối.
  • Cho bé nằm nghiêng, hướng vào phía mẹ. Dùng gối hoặc tay mẹ để đỡ đầu bé nhằm tránh làm bé sặc sữa khi bú.
  • Mẹ điều chỉnh núm vú sao cho vừa tầm miệng của bé và cho bé bú.

tu-the-cho-con-bu-4

Kết luận

Việc cho con bú đúng tư thế là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo bé bú no, phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu các vấn đề như sặc sữa, đau núm vú cho mẹ. Mỗi bé là một cá thể riêng biệt, vì vậy, mẹ cần kiên trì thử nghiệm các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế phù hợp nhất cho cả mẹ và bé. Quan trọng nhất là mẹ luôn giữ tinh thần thoải mái và tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng khi được nuôi con bằng sữa mẹ.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)