Những lưu ý khi hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

hut-dom-tre-em

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn yếu rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở,… Những chất nhầy lúc này sẽ lấp đầy khoang mũi khiến bé vô cùng khó chịu. Bé còn nhỏ chưa có khả năng tự hủ mũi nên việc ba mẹ hỗ trợ hút đờm cho bé là rất cần thiết. Bài viết dưới đây, Kamidi sẽ hướng dẫn ba mẹ về cách hút đờm cho bé và một số lưu ý khi thực hiện nhé!

1. Khi nào nên hút đờm trẻ em?

Nguyên nhân chính gây nên triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, sổ mũi cho bé là do quá nhiều đờm đặc, chất nhầy hay dị vật trong đường thở. Thông thường, đờm chủ yếu xuất hiện ở trong xoang, cuối phổi, cây phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Dịch đờm lâu ngày không được hút ra ngoài có thể khiến bé bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, hút đờm là biện pháp cần thiết để tạo sự thông thoáng cho đường thở và giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.

Cụ thể, ba mẹ nên hút đờm trẻ em trong những trường hợp sau:

– Bé dưới 2 tuổi bị sổ mũi, có đờm nhưng chưa thể tự khạc nhổ, hỉ đờm ra ngoài.

– Bé bị khó thở, thở khò khè

– Bé bị cúm ngạt mũi, ho có đờm xanh, dịch đờm đặc và khó khạc ra

– Bé bị viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, tăng tiết đờm,…

– Bé sốt cao trên 38,5 độ kèm theo co giật, thậm chí hôn mê và khó thở.

hut-dom-tre-em-1
Mẹ nên hút đờm cho bé

Tham khảo thêm: Máy hút mũi có hút được đờm không? Có nên dùng tại nhà

2. Dụng cụ hút đờm trẻ em

Khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, có đờm, nhiều ba mẹ có thói quen dùng miệng để hút đờm cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này không được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Do nó có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn truyền từ khoang miệng của mẹ sang con. Vì thế, việc hút đờm trẻ em rất cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ hút chuyên dụng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ hút đờm trẻ em cho ba mẹ thoải mái lựa chọn theo nhu cầu. Ba mẹ có thể tham khảo một số loại dưới đây:

Dụng cụ hút đờm trẻ em dạng bầu: Dụng cụ này bao gồm một ống hút dài, mềm có đầu tròn được đặt vào mũi của trẻ. Đầu kia của ống hút được nối với một bình chứa dịch nhầy. Khi sử dụng, người lớn sẽ dùng lực ở tay để bóp ống hút, tạo ra lực hút giúp hút dịch nhầy ra khỏi mũi của trẻ.

Dụng cụ hút đờm trẻ em hình chữ U: Loại dụng cụ hút đờm bằng tay, có hình dạng chữ U, với một bình chứa dịch nhầy ở giữa và hai đầu hút ở hai bên.

Máy hút đờm trẻ em chạy bằng pin: Loại dụng cụ này sử dụng pin sạc điện hoặc pin không sạc để tạo ra lực hút. Máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ cầm giúp ba mẹ có thể hút mũi cho con mọi lúc, mọi nơi.

Máy hút đờm trẻ em chạy bằng điện: Sử dụng điện để tạo ra lực hút từ nguồn điện lưới 220V. Máy thường được sử dụng cho trẻ lớn hơn hay trẻ có đờm quá đặc mà sử dụng dụng cụ hút mũi bằng tay không thể hút được. Cùng là máy hút tự động, nhưng máy hút đờm cho trẻ bằng điện có thiết kế to, cồng kềnh hơn khá nhiều so với máy hút đờm cho trẻ bằng pin.

hut-dom-tre-em-2
Một số loại dụng cụ hút đờm phổ biến

Tham khảo thêm: Hút mũi cực nhanh với máu hút mũi Kamidi Fastly

3. Những lưu ý khi hút đờm cho trẻ em

Trước khi tiến hành hút đờm trẻ em, ba mẹ cần tuân thủ một số lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho bé:

– Ba mẹ không nên tự ý thực hiện việc hút đờm trẻ em mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Không lạm dụng việc hút đờm cho con mà chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần một ngày. Bởi hút quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của bé, ảnh hưởng đến khứu giác cũng như chức năng hô hấp của bé.

– Tuyệt đối không hút đờm cho bé bằng miệng: Mũi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Khi mẹ hút mũi bằng miệng có thể khiến vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào mũi của trẻ, gây nhiễm trùng. Từ đó, vô tình khiến bệnh của bé nặng thêm.

– Ba mẹ không nên hút đờm trẻ em khi bé vừa ăn no vì dễ khiến bé bị nôn trớ. Thời điểm hút thích hợp nhất là sau ăn 30 phút hoặc khi bé đang ngủ.

– Vệ sinh sạch sẽ chân tay và dụng cụ hút trước khi tiến hành hút cho bé để tránh vi khuẩn lây lan sang bé.

– Không hút quá mạnh vì có thể khiến mũi bé bị tổn thương mũi bé, thậm chí là chảy máu.

hut-dom-tre-em-3
Mẹ nên lưu ý khi hút đờm cho bé

Trên đây là những chia sẻ về hút đờm trẻ em. Trong nhiều trường hợp bé bị đờm nhiều, ba mẹ không thể xử lý được thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc giúp làm loãng đờm và giảm ho. Hy vọng với những thông tin trên, Kamidi đã giúp ba mẹ tìm được giải pháp giúp bé yêu sớm khỏi bệnh.

Ba mẹ cũng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Kamidi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe con yêu nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *