Mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm thế nào?

cho-be-bu-dung-khop-ngam

Bú sữa mẹ là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào. Khớp ngậm đúng chính chìa khoá nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Nắm bắt được dấu hiệu và cách cho bé ngậm đúng núm vú là một trong những yếu tố giúp quá trình nuôi con bằng sữa mẹ của các mẹ bỉm đtah hiệu quả tối ưu. Việc mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm sẽ đem lại nhiều lợi ích như bé ti được nhiều hơn, xương hàm bé phát triển cân đối, mẹ không bị đau rát hay nứt đầu ti,… Vậy cách cho bé bú đứng khợp ngậm như thế nào?

1. Tác hại của cho bé bú sai khớp ngậm

Khi bé bú đúng khớp ngậm sẽ kích thích được phản xạ tiết sữa, khiến cho lượng sữa của mẹ tăng lên mỗi ngày. Ngược lại, nếu mẹ cho bé bú không đúng khớp ngậm sẽ dẫn tới những hậu quả sau:

  • Bé không ti được lượng sữa như mong muốn dẫn tới không đủ no và bé sẽ đòi bú mẹ suốt. Từ đó sẽ thành ăn vặt, ngủ vặt (bé bú không no nên ngủ không sâu), tạo thành vòng lặp ăn ngủ không khoa học. Lâu dần sẽ khiến bé không thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ: Bé không ti sữa một cách hiệu quả, cữ bú có thể bị kéo dài mà lượng sữa ăn lại ít. Khi đó sữa trong ngực mẹ không được rút kiệt nên cơ thể sẽ hiểu sữa còn trong ngực là sữa dư. Nhu cầu bú của con ít nên sẽ giảm sản xuất sữa đi.
  • Gây tổn thương đầu ti mẹ: Cho bé bú sai khớp ngậm hầu hết đều khiến mẹ bị đau rát đầu ti, thậm chí chảy máu. Vì bị đau nên mẹ sẽ giảm số lần cho bé bú, dẫn tới lượng sữa giảm và có thể dễ bị tắc tia sữa. Trẻ ngậm bắt vú sai còn có thể khiến núm vú bị dẹt hoặc xẹp lại.
  • Khiến bé khó chịu khi bú vì bú không được thoải mái và không được no. Từ đó bé sẽ không tiếp nhận ti mẹ ở những lần ti tiếp theo, dẫn đến việc cho bé bú ngày càng khó khăn.

cho-be-bu-dung-khop-ngam-1

2. Dấu hiệu nhận biết bé bú đúng khớp ngậm 

Làm sao để mẹ có thể nhận biết bé đã ngậm đứng khớp? Các mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu cho bé bú đúng khớp ngậm dưới đây:

  • Khi mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm, miệng của bé sẽ mở rộng, không chỉ có núm vú mà phần lớn quầng vú sẽ nằm trong miệng bé. Lúc đó, mẹ dùng tau kéo nhẹ môi dưới của bé xuống sẽ nhìn thấy lưỡi của bé.
  • Môi dưới và môi trên của bé trề ra bên ngoài chứ không bị mím vào trong. Khi cho bé bú đúng, mẹ cũng không nhìn thấy núm vú mà chỉ thấy được quầng vú.
  • Tai của bé chuyển động, lung lay nhẹ. Má thường tròn, đầy đặn khi đang ngậm vú mẹ để bú. Cằm bé chạm vào bầu ngực mẹ, mũi bé gần chạm bầu ngực và bé không bị khó thở. Lưỡi bé chìa ra, chồng lên môi dưới khi ngậm bắt vú và nằm dưới quầng vú khi bú.
  • Bé bú chuẩn khớp ngậm sẽ không tạo ra âm thanh gì, mẹ chỉ nghe thấy tiếng nuốt sữa nhẹ.
  • Khi bé ngưng ti và rời khỏi vú mẹ, mẹ sẽ thấy núm vú không bị biến dạng như bị dẹp hoặc lệch.
  • Được bú đúng khớp ngậm, bé thường kết thúc cữ bú với biểu hiện hài lòng, dễ chịu, no sữa và nhiều khi ngủ thiếp đi. Đồng thời, trong quá trình cho con bú mẹ cũng không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào.

Cuối cùng mẹ có thể nhận biết dấu hiệu bé ngậm bắt vú đúng nhờ vào cảm giác của chính mình. Mẹ sẽ cảm thấy hơi ngứa ran khi bé mút sữa ra khỏi các nang sữa. Điều đó chứng tỏ bé đã ngậm đúng cách nha các mẹ!

cho-be-bu-dung-khop-ngam-2

Tham khảo thêm: Cách cho bé bú bình và ti lúc thức nhất định các mẹ phải ghi nhớ

3. Cách cho bé bú đúng khớp ngậm

Ngay sau khi ra đời, trẻ nên được bú mẹ ngay để tập phản xạ với đầu ti mẹ và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Cho bé bú đúng khớp ngậm là một kỹ năng quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ nào chưa biết cách cho con ti chuẩn khớp thì có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé!

  • Bước 1: Mẹ bé bé áp vào người. Mặc của bé hướng vào bầu ngực mẹ, mũi bé gần với núm vú mẹ. Mẹ lưu ý giữ cơ thể của con sao cho phần tai, vai và hông nằm trên một đường thẳng để giúp con nuốt sữa dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Để đầu của bé hơi ngửa ra sau nhằm giúp môi trên của bé có thể cọ vào núm vú mẹ. Điều này sẽ kích thích bé mở rộng miệng để ngậm vú.
  • Bước 3: Khi bé há miệng rộng, cằm của bé thường chạm vào bầu vú mẹ trước. Khi cằm và lưỡi của bé hạ xuống thì mẹ có thể cho bé ngậm lấy núm vú. Lúc này mẹ cần chú ý để ngón tay của mình xa một chút, tránh gây cản trợ việc bé ngậm ti mẹ.
  • Bước 4: Đảm bảo đầu của bé vẫn ngửa ra sau để lưỡi bé chjam vào vú mẹ càng nhiều càng tốt. Khi bé ngậm vú kín miệng, cằm sẽ chạm sát vào bầy ngực mẹ và mũi luôn thông thoáng. Điều này sẽ giúp bé không bị ngạt thở, bú lâu hơn và bú được nhiều sữa.

Mẹ lưu ý rằng khi cho bé bú, nếu bé không chủ động mở miệng thì mẹ không nên cố nhét núm vú vào miệng bé. Thay vào đó mẹ hãy thử tiếp tục đưa núm vú cọ lên môi của bé và kiên nhẫn chờ bé tự mở miệng ngậm ti. Trước khi bắt đầu cho con bú, mẹ cần lau sạch ngực bằng khăn sạch và ấm, massage nhẹ nhàng bầu vú và quầng vú cho mềm. Sau đó mẹ chọn tư thế thoải mái nhất để bé bú được nhiều nhất.

cho-be-bu-dung-khop-ngam-3

Tham khảo thêm: Khớp ngậm bình sữa Kamidi có gì đặc biệt

Trên đây là những thông tin mà các mẹ cần biết về việc cho con bú đúng khớp ngậm. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ đơn giản nuôi con bằng sữa mẹ mà mẹ cần biết cách nuôi con bằng sữa mẹ một cách khoa học và hiệu quả. Và cho con bú đúng khớp ngậm chính là chìa khoá giúp mẹ nuôi con thành công. Chúc mẹ chăm con khôn lớn, khoẻ mạnh! 

Đừng quyên theo dõi website https://kamidi.vn/  và Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *