Cách để vượt tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh dễ dàng

tuan-khung-hoang-o-tre-so-sinh

Rất nhiều cha mẹ đều thắc mắc tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh là gì? Tưởng tượng bỗng một ngày, em bé của mẹ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc vô cớ, bám dính lấy mẹ,… mặc dù đã kiểm trẻ sức khỏe và bé không có vấn đề gì, thì rất có thể bé đang bước vào tuần khủng hoảng. Việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn này có thể rất khó khăn và mang đến nhiều áp lực cho các bậc làm cha mẹ. Mẹ cần làm gì để giúp bé vượt qua giai đoạn này? Hãy cùng Kamidi Việt Nam đi tìm câu trả lời nhé!

1. Tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh (wonder week) là gì?

Tuần khủng hoảng hay wonder week là các tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của trẻ sơ sinh. Khi bước vào tuần khủng hoảng, bé sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Trong 2 năm đầu đời, bé sẽ trải qua khoảng 10 kỳ tuần khủng hoảng. Mỗi tuần khủng hoảng sẽ có 2 giai đoạn là “bão tố và nắng đẹp”

– Giai đoạn bão tố là lúc con bắt đầu bước vào công cuộc học hỏi, rèn luyện một số kỹ năng mới. Và thời kỳ này con sẽ trở thành một em bé cáu kính, hay quấy khóc vô cớ, ăn kém ngủ kém, bám dinh mẹ không dời

– Giai đoạn nắng đẹp là lúc con đã hoàn thiện các kỹ năng mới. Khi đó con sẽ trở lại là một em bé thiên thần như lúc chưa khủng hoảng

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường diễn ra trong các thời điểm sau: Giai đoạn 5 tuần tuổi, giai đoạn 8 tuần tuổi, giai đoạn 12 tuần tuổi, giai đoạn 19 tuần tuổi, giai đoạn 26 tuần tuổi, giai đoạn 37 tuần tuổi, giai đoạn 46 tuần tuổi, giai đoạn 55 tuần tuổi, giai đoạn 64 tuần tuổi, giai đoạn 75 tuần tuổi.

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường diễn ra trong các thời điểm sau: Giai đoạn 5 tuần tuổi, giai đoạn 8 tuần tuổi, giai đoạn 12 tuần tuổi, giai đoạn 19 tuần tuổi, giai đoạn 26 tuần tuổi, giai đoạn 37 tuần tuổi, giai đoạn 46 tuần tuổi, giai đoạn 55 tuần tuổi, giai đoạn 64 tuần tuổi, giai đoạn 75 tuần tuổi.

Như vậy ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển về thể chất, ba mẹ còn phải tìm hiểu để có thể hiểu rõ hơn và cùng con trải qua những thay đổi về tâm sinh lý khi trẻ lớn lên.

Nhận biết tuần khủng khoảng của trẻ sơ sinh
Nhận biết tuần khủng khoảng của trẻ sơ sinh

Tham khảo thêm: Cẩm nang từ A-Z về trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, bố mẹ đừng bỏ lỡ!

2. Dấu hiệu tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Các bố các mẹ đừng quá lo lắng về tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh. Sự khó chịu và chống đối của bé lại chính là những dấu hiệu cho thấy con đang có sự phát triển về trí tuệ, nhận thức và khả năng vận động đấy. Một số dấu hiệu của tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh như sau:

– Bé đột ngột trở nên cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc không ngừng

– Lượng ăn giảm, mặc dù mẹ đã kiểm tra và không thấy bé gặp vấn đề gì về sức khỏe

– Bé trằn trọc khó vào giấc ngủ hoặc ngủ dễ bị tỉnh giữa chừng, không ngủ lại được. Đêm cũng tỉnh dậy nhiều lần

– Bám mẹ không rời, thấy mẹ là khóc

– Bé có những hành động mới, hay tập các kỹ năng

– Có một số bé sẽ nhút nhát hơn. Ghen khi thấy cha mẹ quan tâm đến người khác (đặc biệt là em bé khác)

Bé hay quấy đêm, lượng sữa ăn giảm hẳn
Bé hay quấy đêm, lượng sữa ăn giảm hẳn

Tham khảo thêm: 3 Tips thai giáo cho mẹ bầu đạt hiệu quả tuyệt vời

3. Mẹ nên làm gì để vượt qua tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh?

Để cùng con trải qua những tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh một cách êm ái nhất, mẹ cần thực hiện những lưu ý như sau.

– Tự chăm sóc bản thân: Khi đối mặt với những giai đoạn của trẻ, chính các bậc phụ huynh cũng có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng cũng chính lúc này, mẹ nên quan tâm và chăm sóc bản thân thật tốt. Chỉ khi mẹ khỏe mạnh và ổn định tâm lý thì mới có thể cùng con bước qua giai đoạn đặc biệt và cũng nhiều khó khăn này.

– Trong giai đoạn này tâm lý của bé thất thường, vì thế bố mẹ cần cần dành nhiều thời gian bên cạnh bé, nói chuyện, vui đùa cùng bé. Thấu hiểu và quan tâm, động viên bé nhiều hơn, giúp bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn đang ổn và dù có bất cứ lý do gì, mẹ vẫn luôn ở cạnh và đồng hành cùng bé.

– Trong những tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé đi ngủ sớm hơn bình thường khoảng 30 đến 45 để tránh tình trạng quấy khóc khi ngủ. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau để bé dễ ngủ sớm hơn: cho bé ăn no trước khi ngủ, tạo không gian thoải mái, yên tĩnh cho bé, tạo sự mềm mại nơi bé ngủ, hát ru và vỗ về bé khi ngủ.

– Không ép bé: trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, bé sẽ thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống, thậm chí là chán ăn, bỏ bữa. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần đảm bảo con đã nạp đủ dinh dưỡng và không ép con phả ăn uống quá nhiều. Việc ép con sẽ khiến tâm lý con càng rối loạn và những tuần khủng hoảng lại càng nhiều sóng gió.

– Đáp ứng nhu cầu của bé: Khi bé đang trong tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh, tâm lý bé rất nhạy cảm, tâm trạng thì thay đổi thất thường. Mẹ đáp ứng nhu cầu hay chiều chuộng bé sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái hơn.

Hãy nhẹ nhàng và cố gắng làm bé ngưng khóc trong thời gian ngắn nhất
Hãy nhẹ nhàng và cố gắng làm bé ngưng khóc trong thời gian ngắn nhất

Wonder week là nỗi lo sợ của nhiều bố mẹ khi chăm con. Thế nhưng giai đoạn này rất quan trọng đối với bé, vì vậy hãy kiên nhẫn giúp bé vượt qua các tuần khủng hoảng một cách dễ dàng.

Tuần khủng hoảng chính là một giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ, mẹ không thể ngăn chặn mà chỉ nên đồng hành cùng bé yêu trong giai đoạn đặc biệt này. Tốt nhất hãy để con được phát triển theo một cách tự nhiên nhất, hãy cho trẻ được khóc, được quấy và phát triển thoải mái trong không gian của mình. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp mẹ và bé vượt qua các tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh một cách dễ dàng và vui vẻ. 

Đừng quên theo dõi website https://kamidi.vn/  và Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *