Khác với tháng trăng mật trước đó, trẻ sơ sinh tháng thứ 2 khi đã quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Bé cũng sẽ có những thay đổi đáng kể cả về thể chất lẫn nhận thức và chu kỳ sinh hoạt hàng ngày. Tuỳ thuộc vào thói quen và thể trạng của từng bé mà ba mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc bé sao cho phù hợp. Trong bài viết này, Kamidi mời ba mẹ cùng tìm hiểu về những thay đổi của trẻ sơ sinh tháng thứ 2.
1. Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh tháng thứ 2
1.1. Về thể chất
Thông thường thì những tháng đầu đời bé thường tăng cân nhanh, trung bình bé tăng từ 150 – 200 gram/ tuần, chiều cao tăng khoảng 2,5 – 3,8 cm/tháng. Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 cũng vậy. Cơ bắp của bé sẽ phát triển cứng cáp hơn nên chân tay bé dễ dàng duỗi ra, co lại, chuyển động linh hoạt so với tháng đầu tiên.
1.2. Về giấc ngủ
Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 cần được ngủ khoảng 15 – 17 giờ mỗi ngày, trong đó ban ngày là 6 – 7 tiếng chia thành 3 – 4 giấc ngủ ngắn; 8,5 – 10 tiếng còn lại là giấc ngủ đêm. Từ giữa tuần thứ 6 đến thứ 8, bé có xu hướng giấc đêm dài hơn và ban ngày sẽ tỉnh táo hơn.
Tham khảo thêm: Làm gì để giúp bé ngủ thêm khi bé dậy quá sớm vào buổi sáng?
1.3. Về phản xạ
Giai đoạn trẻ sơ sinh tháng thứ 2, bé đã biết cách phối hợp vận động tay chân nên bé sẽ không chịu nằm im mà sẽ bắt đầu cử động linh hoạt hơn. Đôi khi bé sẽ xoè hai bàn tay và túm lấy các vật cạnh mình, có những bé còn cho tay vào miệng. Bé cũng thích đạp duỗi hai chân. Cổ và đầu bé cũng đã cứng cáp hơn rất nhiều. Có những bé có thể ngẩng cao đầu khi nằm sấp hoặc tự nghiêng đầu sang hai bên. Tuy nhiên, bé vẫn chưa thể tự nghiêng người hoặc lật vì cơ cổ và cánh tay chưa phát triển hoàn chỉnh.
Sang tuần thứ 10 bé đã có thể bắt đầu tìm cách lật, cố gắng đẩy bằng cách đạp 2 chân và biết cười thành tiếng. Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh tháng thứ 2 rất dễ tiếp thu, vì thế ba mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người sau này sẽ chăm sóc, chơi đùa cùng con.
1.4. Về giác quan
Sự thay đổi rõ rệt nhất ở trẻ sơ sinh tháng thứ 2 là ở các giác quan:
- Thị giác: bé mở mắt to hơn và quan sát được các vật trong khoảng cách xa hơn so với khi mới chào đời. Bé thích ngắm nhìn các vật xung quanh chuyển động. Tuy nhiên, lúc này bé mới chỉ có thể nhìn mọi thứ theo 2 màu trắng đen. Do đó, cha mẹ nên mua đồ chơi nhiều màu sắc cho bé nhìn để kích thích thị giác bé phát triển.
- Thính giác: bé nhạy cảm hơn với âm thanh. Có những bé còn tỏ ra thích thú khi được nghe giọng nói của ba mẹ và từ đồ vật phát ra âm thanh. Bé cũng rất dễ bị giật mình bởi tiếng động lớn, ồn ào.
- Vị giác và khứu giác: điều đặc biệt nhất là trẻ sơ sinh tháng thứ 2 giờ đây đã có khả năng ghi nhớ mùi hương của mẹ – người gần gũi nhất với bé từ khi sinh ra. Về gị giác thì bé thiên về vị ngọt, vị đắng.
- Xúc giác: Khả năng tự tiếp cận và sờ nắm đồ vật của trẻ sơ sinh tháng thứ 2 còn nhiều hạn chế. Vì thế, ba mẹ nên chủ động cho bé tự cầm nắm và sờ đồ vật xung quanh với chất liệu khác nhau.
2. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 2
2.1. Chăm sóc bé
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 2, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Để đồ vật nhỏ và đồ chơi cách xa bé nhằm tránh nguy cơ bị ngạt do con có thể bỏ vào miệng.
- Vì khả năng vận động của trẻ sơ sinh tháng thứ 2 đang tăng lên nên ba mẹ cần đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm,…
- Thường xuyên trò chuyện cùng bé: việc này là để kích thích thính giác và khả năng ngôn ngữ của bé. Ba mẹ hãy thường xuyên kể chuyện, nói chuyện, hát cho bé nghe. Bé sẽ đáp lại bằng những âm thanh “ê a”. Dù chưa nói được rõ chữ nhưng đây được coi là tiền đề cho sự phát triển về ngôn ngữ và nhận thức sau này của bé.
2.2. Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh tháng thứ 2
Với trẻ sơ sinh tháng thứ 3, con sẽ cần nhiều thức ăn hơn trong ngày so với tháng thứ nhất. Mẹ hãy cho bé ăn theo nhu cầu của bé. Mẹ nên cho bé bú luân phiên cả hai bên bầu vú để con nhận được lượng sữa cần thiết. Trong thời gian này, bé vẫn cần bú đêm, nhưng thời gian giữa các cữ bú thường dài hơn so với trước.
2.3. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh tháng thứ 2
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh tháng thứ 2 sẽ dần dần được xác định. Ngoài giấc ngủ ban đêm, bé có thể ngủ thêm 1 – 3 giấc khác trong ngày. Thời gian ngủ tốt nhất là khoảng 30 – 60 phút sau khi bú sữa xong. Tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ 2 tháng tuổi vào khoảng 18 giờ. Trong đó, con thường ngủ 8 – 10 giờ vào ban đêm thời gian còn lại chia cho các giấc ngủ ban ngày và chiều tối.
Nhiều trẻ sơ sinh chưa có khả năng phân biệt được ngày đêm nên cha mẹ cần giúp bé bằng cách tắt điện vào buổi tối khi bé đi ngủ và bật đèn sáng vào ban ngày. Điều này giúp tránh được hiện tượng “ngủ ngày cày đêm” ở trẻ.
Tham khảo thêm: 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 2 và cả những năm tháng sau này là rất quan trọng. Vì thế, ba mẹ cần thường xuyên tham khảo và cập nhật những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ để bé yêu nhà mình được phát triển khoẻ mạnh. Nếu còn băn khoăn, ba mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ.
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam