Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Giải pháp để giúp con yêu khỏe mạnh

roi-loan-tieu-hoa

 Rối loạn tiêu hóa không còn là tình trạng quá xa lạ đối với các em nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Căn bệnh này nếu kéo dài sẽ gây nên những tác động không tốt tới sức khỏe thể chất và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu nào cảnh báo bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa? Ba mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về tình trạng rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hóa là sự co thắt bất thường của bộ phận trong hệ tiêu hóa (là cơ vòng) dẫn đến nhiều hiện tượng khác nhau như đau bụng, tiêu hóa thức ăn kém. Giai đoạn bé còn nhỏ là khi mà hệ tiêu hóa cần một nguồn dinh dưỡng ổn định để duy trì, phát triển và bảo vệ sức khỏe cơ thể. Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa thì đồng nghĩa với việc cơ thể bé lúc này bị thiếu hụt một lượng dinh dưỡng nhất định.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa tuy không gây hại tới sức khỏe và tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển,… Ngoài ra, nếu ngày bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể diễn tiến thành mãn tính và bé sẽ thường xuyên gặp phải khi lớn lên.

roi-loan-tieu-hoa-1

Tham khảo thêm: 5 hành động đơn giản bảo vệ sức khoẻ cho bé yêu

2. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa là những thay đổi bất thường xảy ra ở đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Tiêu chảy: Đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa cơ bản nhất ở bé. Trẻ đi ngoài phân lỏng, nước nhiều hơn bình thường, số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nguyên nhân thường là do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,… Nếu tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bé mất nước, mất điện giải.
  • Táo bón: Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, cứng, khó đi thậm chí có máu kèm theo. Táo bón kéo dài sẽ khiến bé chậm hấp thu, suy dinh dưỡng,… Hậu quả của táo bón là khiến bé biếng ăn, sợ ăn, đau bụng, chậm lớn.
  • Buồn nôn và nôn: Trẻ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt sau khi ăn hoặc khi bé rướn người, thay đổi tư thế đột ngột. Đây là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy lên qua đường miệng nhờ tác động gắng sức của cơ thể tạo ra. Hầu hết trẻ nhỏ đều gặp tình trạng này trong giai đoạn mấy tháng đầu đời.
  • Ợ hơi, đầy hơi: Trẻ có cảm giác đầy bụng, trướng hơi. Bụng trẻ căng to và ợ hơi liên tục. Do bị đầy hơi nên trẻ thường xuyên đánh hơi và đôi khi còn bị hôi miệng. Tình trạng này khiến bé kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém.
  • Đau bụng: Trẻ bị đau bụng, đau quặn bụng, đau bụng âm ỉ. Ba mẹ cần quan sát những biểu hiện ho thấy bé bị đau bụng như khóc nhiều, mặt đỏ, chướng bụng, chân co lên bụng, tay nắm chặt,…

roi-loan-tieu-hoa-2

3. Cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ em 

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước giúp bù nước và điện giải cho cơ thể, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng: Thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và hấp thu hơn, giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm: Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên ba mẹ hãy chế biến thức ăn mềm hơn so với người lớn. Ngoài ra, bé bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng, do đó cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm gây kích ứng dạ dày: Một số thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, bao gồm đồ ăn cay, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, v.v.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi giúp cơ thể trẻ phục hồi sức khỏe và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên bé khó tiêu hóa hết một lượng lớn thức ăn trong một bữa. Vì thế, ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho con. Ngoài 3 bữa chính thì nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng hoa quả, váng sữa, sữa, sữa chua,… để tăng cường dinh dưỡng và tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa nếu chỉ ăn thật nhiều vào 3 bữa chính.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Ba mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như rau xanh, trái cây, sữa chua, các loại vi sinh,… Những thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn cũng như làm việc trơn tru hơn.

Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

roi-loan-tieu-hoa-3

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Mẹ nên làm thế nào?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức về vấn đề này và có những biện pháp xử lý khoa học, an toàn, hiệu quả nhất cho bé yêu. Ba mẹ hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *