Sinh con bao lâu có thể mang thai?

sinh-con-bao-lau-co-the-mang-thai

Sinh nở là một quá trình kỳ diệu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của người phụ nữ. Sau khi sinh con, cơ thể mẹ cần có thời gian để hồi phục, cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, việc quan tâm đến thời điểm thích hợp để mang thai tiếp theo là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy sinh con bao lâu có thể mang thai? Bài viết sau có thể giúp các mẹ đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân.

Sinh con bao lâu có thể mang thai lại?

Mẹ lưu ý dưới đây chỉ là những khuyến cáo chung, thời gian cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về kế hoạch mang thai của mình để các bác sĩ tư vấn sau bao lâu có thể mang thai dựa trên tình trạng sức khỏe và ca sinh nở của mẹ.

Đối với sinh thường

Thông thường, cơ thể mẹ cần ít nhất 6 tuần để hồi phục sau sinh thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là thời gian trung bình, mỗi người có thể hồi phục nhanh hơn hoặc chậm hơn. Mẹ có thể rụng trứng và mang thai ngay sau khi hết sản dịch (khoảng 4-6 tuần sau sinh), ngay cả khi mẹ chưa có kinh nguyệt trở lại. Do vậy, cần sử dụng biện pháp tránh thai nếu mẹ không muốn mang thai sớm.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đợi ít nhất 18 tháng sau khi sinh thường mới mang thai lại.

sinh-con-bao-lau-co-the-mang-thai-1

Đối với sinh mổ

Cơ thể mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục sau sinh mổ hơn so với sinh thường, thường là 6-8 tuần. Để đảm bảo an toàn mẹ nên mang thai lại sau 24 tháng để chờ vết mổ lành lại và cơ thể hồi phục hoàn toàn.

sinh-con-bao-lau-co-the-mang-thai-2

Mang thai sớm sau sinh có những hậu quả gì?

Dễ sảy thai, thai nhi phát triển chậm, sinh non

Cơ thể mẹ sau sinh cần thời gian để phục hồi lượng dinh dưỡng đã mất trong quá trình mang thai và sinh nở. Mang thai sớm khi cơ thể chưa kịp bổ sung đầy đủ dưỡng chất có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi nhẹ cân, sinh non.

Sau sinh, tử cung cũng cần có thời gian để co lại và trở về kích thước bình thường. Mang thai sớm khi tử cung chưa hồi phục hoàn toàn có thể dẫn đến nguy cơ nhau bong non, chảy máu âm đạo, sanh non.

Hơn nữa, mang thai và sinh con là quá trình tiêu hao nhiều sức khỏe. Mang thai sớm khi cơ thể mẹ còn yếu ớt, chưa kịp hồi phục có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Mẹ dễ gặp các biến chứng thai kì

Mang thai sớm, đặc biệt là sau sinh mổ, làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ có thể dẫn đến cao huyết áp, tổn thương gan, suy thận, thậm chí tử vong cho mẹ và bé. Một số biến chứng nguy hiểm khác như bong nhau, sinh non, nhau tiền đạo,…

Ảnh hưởng tới em bé mới sinh

Do thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng từ các biến chứng thai kỳ của mẹ, thai nhi có thể sinh ra nhẹ cân, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng từ sức khỏe của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến tình trạng chậm phát triển thể chất và tinh thần.

Hơn nữa, vừa mang thai vừa chăm em bé gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, tâm lý và chất lượng sữa mẹ. Vì thế, mẹ có có thể chăm sóc tốt em bé mới sinh khi đang mang thai em bé tiếp theo.

Ảnh hưởng tới tâm lý gia đình

Mẹ và gia đình sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi thường xuyên và gặp nhiều rắc rối về việc thu xếp chăm con, chăm sóc thai kỳ. Việc nuôi dưỡng hai con nhỏ cùng lúc có thể tạo gánh nặng tài chính cho gia đình. Vì thế, nếu ba mẹ muốn có thai sau sinh thì cả gia đình cần lên kế hoạch thật tốt và chuẩn bị kỹ về sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần cho cả nhà.

sinh-con-bao-lau-co-the-mang-thai-3

Tham khảo thêm: Mang thai lần 2 mẹ cần chuẩn bị những gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh?

Một số lưu ý tránh thai cho mẹ an toàn sau sinh

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về biện pháp tránh thai phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, chế độ sinh hoạt và mong muốn của bản thân. Nếu muốn sử dụng vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai dạng kết hợp có chứa cả estrogen và progestin thì mẹ cần chờ 3 tuần. Trong trường hợp sinh mổ hoặc có vấn đề sức khoẻ liên quan đến đông máu, tiền sản giật, béo phì, mẹ cần đợi 6 tuần sau sinh mới dùng thuốc tránh thai dạng kết hợp.

Có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn biện pháp phù hợp với mình.

Kết luận

Sinh con là một trải nghiệm kỳ diệu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của người phụ nữ. Việc quyết định mang thai tiếp theo sau sinh cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố như sức khỏe của mẹ, thời gian hồi phục sau sinh, phương pháp sinh, mong muốn của gia đình,..

Bên cạnh việc đợi đủ thời gian, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)