Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa, nguyên nhân vì sao?

sua-chay-uot-ao-nhung-van-it-sua

Sau khi sinh con, việc cho con bú là vô cùng quan trọng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có đủ lượng sữa cho con bú. Một trong những vấn đề thường gặp ở các bà mẹ sau sinh là tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng khi vắt sữa lại ra ít. Điều này khiến các mẹ lo lắng và hoang mang không biết nguyên nhân vì đâu và làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Vậy nguyên nhân của tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Tất cả lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bị chảy sữa khi không cho con bú có làm sao không?

Hầu hết các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đều gặp tình trạng sữa chảy ướt áo, trong dân gian gọi đây là hiện tượng “xuống sữa”. Sau khi sinh, mẹ sẽ thấy có hiện tượng rỉ sữa ở núm vú dưới dạng nhỏ giọt hoặc tia phun mạnh. Hiện tượng này có thể xảy ra khi mẹ cho bé bú một bên và bên kia rỉ sữa. Mẹ yên tâm hiện tượng chảy sữa khi không cho con bú là một hiện tượng khá phổ biến và không hoàn toàn nguy hiểm.

Đôi khi một số mẹ nhận thấy núm vú tiết dịch như sữa khi mang thai, điều này cũng hoàn toàn bình thường. Do khi mang thai, bầu ngực mẹ có thể bắt đầu sản xuất sữa từ vài tuần đến vài tháng trước khi sinh. Nếu mẹ thấy núm vú rỉ dịch như sữa thì đó là sữa non, loại sữa đầu tiên mà bầu ngực mẹ tiết ra để chuẩn bị cho bé bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.

sua-chay-uot-ao-nhung-van-it-sua-1

Tham khảo thêm: Sữa non – nguồn dưỡng chất kỳ kiệu cho bé yêu

Vì sao sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa?

Thông thường, các mẹ đều nghĩ sữa chảy ướt áo thì sữa trong ngực sẽ rất nhiều. Tuy nhiên có nhiều mẹ vẫn không đủ sữa cho con bú, vắt sữa không ra dù sữa chảy ướt áo. Lý giải hiện tượng này có một số nguyên nhân chính sau:

Tình trạng bệnh lý

Tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng sữa vẫn ít có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn. Phổ biến nhất là do khối u lành tính nằm trên tuyến yên. Khối u này khiến cơ thể mẹ sản sinh nhiều hormone sản xuất sữa prolactin. Prolactin dư thừa sẽ đánh lừa cơ thể tạo ra tiết sữa khiến mẹ bị rỉ sữa hoặc chảy sữa từ núm vú.

sua-chay-uot-ao-nhung-van-it-sua-2

Bé bú ít hoặc mẹ không hút cạn sữa

Khi cơ thể mẹ tăng tiết sữa, bầu ngực sẽ căng lên. Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc hút sữa ra ngoài trước khi bầu ngực quá căng tức sẽ ảnh hưởng tới cơ chế tạo tiết sữa. Lúc này các tia sữa trong ngực sẽ bị chèn ép nhỏ lại so với kích thước bình thường, nếu mẹ sử dụng máy hút sữa với lực hút quá mạnh sẽ khiến đường kính ống dẫn sữa càng bị thu hẹp lại.

Dòng sữa trong các tia sữa bị thay đổi liên tục sẽ không thể tạo ra dòng chảy sữa liên tục, nên mẹ không thể hút sữa ra ngoài. Đó chính là lý do mẹ thấy sữa chảy ướt áo nhưng mẹ vẫn không đủ sữa cho bé bú.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra còn một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Ống dẫn sữa nhỏ: Ống dẫn sữa là những ống nhỏ vận chuyển sữa từ các nang sữa đến núm vú. Ở một số phụ nữ, các ống dẫn sữa có thể nhỏ hơn bình thường, khiến sữa chảy ra ngoài dễ dàng hơn, ngay cả khi lượng sữa ít.
  • Mẹ sử dụng thuốc như thuốc tránh thai, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm,…
  • Mẹ mắc các vấn đề sức khoẻ như rối loạn tuyến giáp, thận mãn tính,…

sua-chay-uot-ao-nhung-van-it-sua-3

Cần làm gì khi sữa ít nhưng vẫn chảy ướt áo?

Sử dụng miếng lót thấm sữa

Miếng lót thấm sữa sẽ giúp hấp thụ sữa chảy ra ngoài, giữ cho quần áo khô ráo và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Mẹ nên chọn miếng lót thấm sữa có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và thoáng khí. Bên cạnh đó chú ý thay miếng lót thấm sữa thường xuyên, khi miếng lót bị ướt hoặc sau mỗi 2-3 tiếng.

Mặc áo ngực phù hợp

Mẹ nên chọn áo ngực vừa vặn, không quá chật để tránh gây áp lực lên ngực, khiến sữa chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Ưu tiên áo ngực nên có thiết kế nâng đỡ tốt, giúp giữ bầu ngực ở vị trí cố định.

Hạn chế kích thích vú

Tránh chạm vào núm vú hoặc vùng ngực quá nhiều, vì điều này có thể kích thích sản xuất sữa và khiến sữa chảy ra ngoài. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào ngực. Tránh nằm sấp khi ngủ, vì tư thế này có thể gây áp lực lên ngực và khiến sữa chảy ra ngoài.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ

Sữa ít mà vẫn chảy ướt áo gây lãng phí nguồn sữa mẹ, bé cũng không nhận được đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ để phát triển. Hơn nữa, nếu tình trạng căng tức sữa kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, khi hặp tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ để được tư vấn cụ thể.

Bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sữa mẹ sẽ có thể đánh giá lượng sữa của mẹ, kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa hay không và tư vấn các biện pháp phù hợp để tăng cường sản xuất sữa.

Kết luận

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa để đảm bảo nguồn sữa mẹ bổ dưỡng cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé yêu. Chúc mẹ có hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thật hạnh phúc và thành công!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)