Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ có thể mẹ chưa hề biết

khong-nuoi-con-bang-sua-me

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Việc không cho con bú hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh lên đến 45%. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những tác hại khôn lường khi không cho con bú, những tác hại mà có thể mẹ chưa hề biết.

Tác dụng của sữa mẹ đối với mẹ và bé

Sữa mẹ được xem là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, sữa mẹ còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé.

khong-nuoi-con-bang-sua-me-1

Đối với bé

  • Dinh dưỡng hoàn hảo: Sữa mẹ chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và kháng thể cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Kháng thể trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm đường hô hấp, tiêu chảy.
  • Phát triển não bộ: Axit béo omega-3 trong sữa mẹ rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Trẻ bú mẹ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, hen suyễn thấp hơn so với trẻ bú sữa công thức.
  • Thúc đẩy sự gắn kết mẹ con: Việc cho con bú giúp tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé, tạo cảm giác an toàn và tin tưởng cho trẻ.

Đối với mẹ

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Cho con bú giúp tử cung co hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ chảy máu sau sinh và giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
  • Giúp mẹ giảm cân: Quá trình cho con bú đốt cháy nhiều calo, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần: Cho con bú giúp mẹ giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm sau sinh.

Tham khảo thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ với 5 bí quyết vàng, mẹ đã biết chưa?

Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ đối với em bé

Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi không được bú mẹ, hệ miễn dịch của trẻ sẽ yếu hơn, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, tai giữa…  Hơn nữa, em bé lúc này còn rất nhỏ, mới tiếp xúc làm quen với môi trường nên không kịp thích ứng càng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Rối loạn tiêu hóa

Trong sữa mẹ có nhiều thành phần men và lợi khuẩn cho đường ruột, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Khi không được bú sữa mẹ, cơ thể bé không được hấp thu những lợi khuẩn này, khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn.

Trẻ bú sữa công thức cũng dễ bị tiêu chảy hơn do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa thích nghi được với loại sữa này. Sữa công thức còn có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số trẻ, biểu hiện qua các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, khó thở.

khong-nuoi-con-bang-sua-me-2

Suy dinh dưỡng, thấp còi

Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu không được bú mẹ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng trẻ thấp còi, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Ảnh hưởng tới não bộ

Các axit béo omega-3 trong sữa mẹ giúp trí não não bé phát triển. Thiếu hụt các chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và nhận thức của trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ không được bú mẹ có thể có nguy cơ cao mắc các rối loạn hành vi như tăng động giảm chú ý (ADHD).

khong-nuoi-con-bang-sua-me-3

Tử vong

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ em không được bú sữa mẹ có nguy cơ tử vong lên tới 45%. Điều này có thể xuất phát từ một số vấn đề như đột tử, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, kém phát triển, viêm tai giữa,…

Tác hại của việc không nuôi con bằng sữa mẹ đối với sản phụ

Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh

Sữa mẹ được sản xuất dựa trên 4 loại hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Khả năng tiết sữa của mẹ sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của các loại hormone này. Đặc biệt là hormone oxytocin ngoài tăng tiết sữa còn có tác dụng làm co và hồi tử cung trong và sau sinh. Nhờ vậy, tử cung của mẹ sau khi sinh sẽ nhanh chóng trở về kích thước ban đầu và giảm nguy cơ băng huyết hậu sản.

Khi cho con bú, hormone oxytocin được tiết ra giúp tử cung co bóp mạnh mẽ hơn, từ đó giảm nguy cơ chảy máu sau sinh. Nếu không cho con bú, tử cung co bóp kém hơn, có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.

Nguy cơ trầm cảm sau sinh

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh là mất cân bằng nội tiết tố. Sự thay đổi của các hormone nội tiết estrogen, progesterone gây ra rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ.

Hormone oxytocin không chỉ giúp tử cung co bóp mà còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu và tăng cường cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé. Nếu mẹ cho con bú, các hormone này sẽ được cân bằng, nội tiết của mẹ cũng sẽ ổn định, giảm nguy cơ trầm cảm. Ngược lại, khi không có hormone này, sản phụ dễ cảm thấy buồn bã, cô đơn và dễ bị trầm cảm sau sinh.

Rối loạn nội tiết

Việc cho con bú giúp duy trì sự cân bằng hormone ở phụ nữ sau sinh. Khi không cho con bú, sự mất cân bằng hormone có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục.

Gây tốn kém về kinh tế

Nếu không cho bé bú mẹ, mẹ cần thay thế bằng một loại sữa công thức có chức năng tương đương. Mẹ sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí mua sữa. Và các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh cũng kahs đắt. Ngoài ra, trẻ bú sữa công thức dễ mắc bệnh hơn, điều này đồng nghĩa với việc gia đình phải chi trả nhiều chi phí cho việc khám chữa bệnh.

Kết luận

Việc không cho con bú sữa mẹ không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các chuyên gia khuyến khích các mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc hơn.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hành trình tuyệt vời của tình mẫu tử. Hãy trân trọng những khoảnh khắc ngọt ngào bên con và cùng nhau xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh và thông minh!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)