Tại sao bé bú mẹ tăng cân chậm? 8 nguyên tắc bé bú mẹ tăng cân

be-bu-me-tang-can-cham

Những tháng đầu sau sinh được xem là thời điểm vàng để bé phát triển về cân nặng và hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Tuy nhiên, có những bé bú mẹ tăng cân chậm mặc dù được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến bé bú mẹ tăng cân chậm? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

1. Nguyên nhân bé bú mẹ tăng cân chậm

be-bu-me-tang-can-cham-3

1.1. Mẹ cho bé bú tư thế chưa đúng cách

Tư thế cho bé bú không đúng khiến trrẻ ngậm ti không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bé bú mẹ tăng cân chậm. Nếu mẹ cho con bú sai tư thế thì cổ của bé không thẳng, cách ngậm ti không đúng sẽ ảnh hưởng đến việc mút sữa của bé. Khi đó, bé sẽ không ăn được đủ lượng sữa cần thiết trong mỗi cữ bú. Dần dần khiến cơ thể bé bị thiếu dưỡng chất và tăng cân chậm.

1.2. Mẹ bổ sung dinh dưỡng kém

Những thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể sẽ quyết định sữa mẹ có đủ dưỡng chất cho bé yêu bú hay không. Mẹ cần ăn uống đủ chất đạm, chất béo, tinh bột,… dùng thêm các hoa quả chứa vitamin A, C, E, ăn thêm ngũ cốc để có Vitamin B. Các loại chất này thấy nghe quen thuộc nhưng không phải ai cũng bổ sung đủ cho cơ thể. Khi thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến bé bú mẹ tăng cân chậm, chậm lớn, chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng.

Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – cẩm nang cho người sắp làm mẹ

1.3. Bé thiếu ngủ

Trẻ sơ sinh khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Trong những tháng đầu đời sự phát triển của bé diễn ra nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ. Khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

be-bu-me-tang-can-cham-1

1.4. Mẹ cho bé bú quá nhanh, cữ bú ngắn

Nguồn thức ăn duy nhất của bé trong 6 tháng đầu chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì thế mẹ cần cho bé bú đủ đều đặn trong ngày. Để khắc phục được tình trạng bé bú mẹ tăng cân chậm thì thời gian bú và cữ bú vô cùng quan trọng để con có được nguồn dinh dưỡng tối đa từ sữa mẹ.

Nếu mẹ cho bú bú mỗi bên vú một lúc rồi nhanh chóng đổi qua bên khác thì rất có thể bé không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Nguyên nhân là do sữa mẹ có 2 dạng trong quá trình tiết sữa đó là sữa đầu cữ và sữa cuối cữ bú. Bởi vậy mẹ cần cho con bú cữ dài hơn để con nhận được lượng sữa cuối chất lượng.

1.5. Bé bị rối loại tiêu hoá, khả năng hấp thụ kém 

Bé có vấn đề về tiêu hoá hay mắc các bệnh lý về đường ruột, trẻ hay ốm vặt,… đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Hệ tiêu hoá kém sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân bé bú mẹ tăng cân chậm, bé chậm phát triển và thậm chí về lâu dài còn gây còi xương, suy dinh dưỡng.

1.6. Mẹ ít sữa hoặc không có sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ. Nếu mẹ ít sữa, sữa không về đủ cho bé bú thì bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến bé chậm lớn. Do vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc có thể dùng máy hút sữa để kích sữa về. Như vậy sẽ đảm bảo được cả về chất và lượng sữa mẹ cho bé ti.

2. 8 cách để khắc phục tình trạng bé bú mẹ tăng cân chậm

2.1. Thời gian cho bé bú phải đủ

Để khắc phục được tình trạng bé bú mẹ tăng cân chậm mẹ cần cho bé bú đêì đặn trong ngày. Mỗi cứ bú cách nhau khoảng 2 – 3 giờ kể cả vào ban đêm. Trong tháng đầu, mẹ cho bé bú từ 8 -12 lần/ ngày. Nếu sữa mẹ chưa về đủ thì mẹ cần cho bé bú theo yêu cầu, tức là bé khi đói. Đối với những bé lớn hơn, khi đã 1 – 2 tháng tuổi sẽ thường bú 7 – 9 lần/ ngày. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.

Đồng thời, mẹ hãy cho bé bú hết một bên bầu ngực này rồi mới chuyển sang bên kia, tránh tình trạng cho bé bú một chút đã đổi bên. Đối với trẻ sơ sinh thường cần 20 phút mỗi bên và khi bé đã lớn hơn thì mẹ cho bé bú 5 – 10 mỗi bên.

2.2. Cho bé bú đủ lượng sữa

Bên cạnh thời gian bú thì lượng sữa cho bé bú cũng là cách giúp giải quyết vấn đề bé bú mẹ tăng cân chậm. Mỗi giai đoạn khác nhau, nhu cầu sữa trẻ sẽ thay đổi:

  • Trẻ sơ sinh (tháng đầu tiên): 500 – 600ml/ngày
  • Từ 2- 4 tháng tuổi: 700 – 800ml/ngày
  • Từ 5 – 6 tháng tuổi: 800 – 1.000ml/ngày
  • Bé trên 6 tháng tuổi: tuỳ thuộc vào khẩu phần ăn dặm của bé để tính lượng sữa sao cho phù hợp.

2.3. Cho bé ngủ đủ

Dù bé còn sơ sinh hay lớn hơn thì mẹ vẫn cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc mà đúng giờ. Đặc biệt là vào buổi tối, không nên cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng. Từ đó, dẫn đến bé bú mẹ tăng cân chậm.

be-bu-me-tang-can-cham-2

2.4. Khuyến khích bé vận động

Mẹ chớ lo ngại khi bé yêu trườn, bò quá nhiều. Vận động sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng của bé, giúp bé mau chóng cảm thấy đói và hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn. Mẹ có thể cùng con tập thể dục mỗi ngày để mẹ con cùng vận động mẹ nhé!

2.5. Massage cho bé

Massage giúp kích thích tất cả các dây thần kinh được đi qua đường tiêu hoá, làm tăng nhu động ruột nên có lợi cho hệ tiêu hoá của bé. Việc massage thường xuyên sẽ giúp bé tiêu hoá nhanh hơn, tăng cảm giác thèm ăn cùa bé giúp lên cân nhanh hơn, đánh tan nỗi lo bé bú mẹ tăng cân chậm.

Ngoài ra, việc massage, xoa bóp thường xuyên cũng giúp cho bé trở nên săn chắc, dẻo dai hơn và tiêu hoá dễ dàng hơn. Từ đó, hạn chế tối đa bị rối loạn tiêu hoá hay bị đầy bụng thường gặp ở trẻ nhỏ. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân thôi!

2.6. Cho bé nghe nhạc 

Theo nhiều nghiên cứu, nhạc cổ điển mà cụ thể là nhạc Mozart, không chỉ có khả năng kích thích sự phát triển não bộ ở các bé mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thể chất, hoàn thiện cân nặng cho các bé bị sinh non hay nhẹ cân bắt kịp đà tăng trưởng.

2.7. Tiếp xúc da kề da với bé

Việc tiếp xúc da kề da với bé sau sinh sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của bé nhanh chóng được phục hồi về trạng thái cân bằng. Kích hoạt dây thần kinh phế vị, giúp tăng kích thước các vi mao trong lòng ruột của bé. Từ đó, giúp cho diện tích bề mặt ruột tăng và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được cải thiện.

Tiếp xúc da kề da cũng làm giảm hàm lượng cortisol và somatostatin (hormon ức chế hormone tăng trưởng) ở trẻ, tạo điều kiện cho bé hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn và bé sẽ tăng cân nhanh hơn. Ngoài ra, việc tiếp xúc da kề da sẽ kích thích bé bú sữa mẹ thường xuyên hơn cũng như kích thích mẹ tạo ra được nhiều sữa hơn. Nhờ vậy, sẽ khắc phục được tình trạng bé bú mẹ tăng cân chậm.

2.8. Mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất 

Để bé bú sữa mẹ tăng cân nhanh, mẹ đặc biệt cần chú trọng đến chất lượng sữa của mình thông qua nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể hàng ngày. Để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung những nhóm thực phẩm quan trọng gồm đạm, canxi, tinh bột, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất.

Trên đây là những thông tin lý giải những sai lầm về tình trạng bé bú mẹ chậm tăng cân mà một số mẹ hay gặp phải .Hi vọng với những thông tin hữu ích trên cha mẹ có thể giúp con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện.

Hãy theo dõi website https://kamidi.vn/ Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *