Thai ngừng phát triển: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

thai-ngung-phat-trien

Trong quá trình mang thai, việc thai nhi phát triển khỏe mạnh là niềm mong ước của mọi bà mẹ. Tuy nhiên, có những trường hợp thai ngừng phát triển, gây ra nhiều hệ lụy. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Tình trạng thai ngừng phát triển là gì?

Thai nhi ngừng phát triển là một dạng sảy thai thường xảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ. Trường hợp này thường xảy ra bất ngờ nên đôi khi các mẹ cũng khó phòng bị được. Có nhiều trường hợp mẹ sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ mà không hề hay biết vì nghĩ đó là kinh nguyệt.

Trên thực tế, có khoảng 20 – 50% trường hợp thai ngừng phát triển mà không tìm được nguyên nhân cụ thể. Nguyên nhân là do sức khỏe của mẹ bầu yếu và không có dấu hiệu cảnh báo nào về việc thai ngừng phát triển.

Việc phát hiện sớm tình trạng này rất quan trọng để có những biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Để phòng tránh thai ngừng phát triển, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ, xây dựng lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt các bệnh mãn tính và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

thai-ngung-phat-trien-1

Các dấu hiệu thai ngừng phát triển mẹ cần lưu ý

Thông thường, sau 2 tuần khi thai nhi ngừng phát triển thì tử cung của người mẹ sẽ tự động co rút và đẩy phôi thai ra ngoài. Điều này được nhận biết dựa trên việc ra máu âm đạo. Tuy nhiên, đa số thai ngừng phát triển đều có tình trạng lưu thai. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng này?

Khi phôi thai ngừng phát triển, cơ thể mẹ thường có các dấu hiệu sau:

  • Thai không còn cử động.
  • Bụng nhỏ dần và vùng ngực bớt căng.
  • Tim thai không xuất hiện.
  • Cơn đau bụng dưới có thể âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo ra máu.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, có dịch màu đỏ sẫm hay nâu đen.
  • Dạ con không phát triển, bụng mất đi căng tức.
  • Không còn hiện tượng thai nghén.
thai-ngung-phat-trien-2

Nguyên nhân của tình trạng thai ngừng phát triển

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai ngừng phát triển. Nguyên nhân cần xét đến có thể đến từ mẹ hoặc có thể từ chính thai nhi hoặc nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ những phần phụ của phôi thai.

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thai ngừng phát triển, đặc biệt ở những tuần đầu của thai kỳ. Khi quá trình phân chia tế bào xảy ra lỗi, thai nhi sẽ mang những bất thường về nhiễm sắc thể, dẫn đến không thể phát triển bình thường và cuối cùng là ngừng phát triển.
  • Nhiễm trùng: Một số loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ và gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các loại nhiễm trùng thường gặp như: viêm màng ối, Toxoplasmose, Rubella,…
  • Sức khỏe mẹ không đảm bảo cho quá trình mang thai: Nếu mẹ gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe khi mang thai cũng có nguy cơ cao gây nên tình trạng thai chết lưu hoặc phôi thai ngừng phát triển hơn so với những thai phụ có sức khỏe bình thường. Một số bệnh lý mẹ có thể mắc phải trong thai kỳ như: bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, động kinh, tim mạch, tiền sản giật, rối loạn đông máu,…
  • Các vấn đề liên quan đến dây rốn: Trong trường hợp dây rốn có bất thường thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, và tác động mạnh có thể xảy ra với tình trạng phôi thai ngừng phát triển do thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để phát triển.
  • Liên quan đến nhau thai: Tương tự như dây rốn, nếu nhau thai bị bất thường cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Cách xử lý khi thai nhi ngừng phát triển

Tùy vào từng thời điểm phôi thai ngừng phát triển mà sẽ có cách xử trí khác nhau để đảm bảo an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng tới quá trình mang thai ở những lần tiếp theo.

Nếu thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh hoặc sảy thai sớm thì rất khó phát hiện vì nó diễn ra quá sớm, từ khi mẹ còn chưa nhận biết được mình mang thai. Trường hợp này tử cung sẽ tự động co bóp và đẩy phôi thai ra khỏi cơ thể mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ có biểu hiện đau bụng dữ dội thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc tăng co bóp tử cung để đẩy hết máy ra ngoài nhanh hơn, đồng thơiif làm sạch tử cung để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Nếu thai nhi ngừng phát triển trong giai đoạn đầu từ lúc trễ kinh đến lúc thai nhi được khoảng 12 tuần thì mẹ cần nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ sản khoa để can thiệp các phương pháp phá thai hoặc hút thai an toàn.

Những trường hợp thai ngừng phát triển khi đã có kích thước lớn thì mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng thêm thuốc phá thai hoặc bổ sung thuốc giục sinh để tăng co bóp tử cung, thúc đẩy thai xuống và tạo quá trình chuyển dạ giống như một ca sinh bình thường.

thai-ngung-phat-trien-3

Tham khảo thêm: 7 dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần ghi nhớ để chuẩn bị chào đón con yêu

Kết luận

Thai ngừng phát triển là một biến cố đau lòng mà không ai mong muốn. Hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, chăm sóc sức khỏe toàn diện và đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *