Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ọc sữa, nôn trớ, ho, khó thở… Mặc dù GERD thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (gọi tắt là GERD) ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản do cơ thắt tâm vị (giữa thực quản và dạ dày) của trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện.

Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở hơn 50% trẻ dưới 3 tháng tuổi và thường tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, ở một số trẻ, GERD có thể kéo dài và trở thành bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh-1

 

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Nguyên nhân chính là do cơ thắt tâm vị là cơ nằm giữa thực quản và dạ dày, có chức năng ngăn cản thức ăn trào ngược lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt tâm vị còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện, do đó dễ dẫn đến tình trạng GERD.

Lúc này dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, khiến thức ăn dễ dàng trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, lượng axit trong dạ dày của trẻ sơ sinh thấp hơn so với người lớn cũng khiến thức ăn khó tiêu hóa và dễ bị trào ngược.

Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Một số vấn đề dưới đây cũng sẽ khiến bé bị trào ngược dạ dày:

  • Khi bú quá no, dạ dày của trẻ sẽ căng ra, khiến sữa dễ dàng trào ngược lên thực quản.
  • Nằm ngay sau khi bú sữa có thể khiến sữa trào ngược lên thực quản do lực hấp dẫn.
  • Mặc quần áo quá bó sát có thể gây áp lực lên bụng của trẻ.
  • Khi bú, trẻ có thể nuốt phải một lượng khí nhất định. Lượng khí này tích tụ trong dạ dày có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ợ hơi và ọc sữa.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn, dị ứng đạm sữa bò, liệt dạ dày nhẹ hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa (khuyến khuyết chu trình ure, bất dung nạp Fructose, bệnh galactosemia,…) hoặc do một số bất thường về giải phẫu (hẹp môn vị, ruột quay bất thường),…

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trớ sữa là dấu hiệu phổ biến nhất của GERD ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể nôn trớ sau khi bú, ợ hơi hoặc khi nằm ngửa. Nhiều ba mẹ nhầm lẫn biểu hiện này với nôn mửa nhưng thực chất hiện tượng này không xảy ra do sự co bóp của nhu động dạ dày nên không phải là nôn mửa thông thường.

Bên cạnh đó, bé bị trào ngược dạ dày còn có thể trở nên cáu gắt, biếng ăn, ho, ngủ không sâu giấc, thờ khò khè, thở rít,… Một số trường hợp hiếm gặp trẻ có thể có hiện tượng ngưng thở ngắt quãng hay các cơ uốn cong lưng, quay đầu sang một bên.

Tham khảo thêm: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ: 6 nguyên nhân và 5 cách khắc phục

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Thay đổi chế độ ăn

Vấn đề ăn uống có tác động trực tiếp tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Nếu bé đang ăn dặm ba mẹ hãy bổ sung các loại rau xanh, đậu đỗ, thịt nạc, trái cây cho bé.

Đối với bé bú sữa, thay vì cho bé bú nhiều bữa trong ngày, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa bú hơn với lượng sữa ít hơn. Cho bé bú chậm rãi, từng ngụm nhỏ để bé nuốt ít khí hơn. Sau khi bé bú xong thì hãy vỗ ợ hơi cho bé. Mẹ hãy quan sát bé trong lúc bú để tránh cho bé bú quá no.

Lưu ý tư thế cho bé bú

Ban đầu mẹ nên cho bé bú ngực bên trái trước, nghĩa là để bé nằm nghiêng về bên phải. Sau đó chuyển sang vú bên phải. Khi dạ dày của bé đã có nhiều sữa, bé nằm nghiêng sang trái sẽ hạn chế được nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản.

Với bé bú bình, ba mẹ nên đặt sao cho đầu núm vú của bình sữa luôn đầy. Khi bé bú xong, nên bế bé lên theo tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó đặt bé nằm nghiêng sang bên trái, kê gối hơi cao.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh-2

Điều trị bằng thuốc

Khi các phương pháp trên không có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị như:

  • Thuốc làm giảm axit dạ dày giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm bớt tình trạng ợ nóng và nôn trớ.
  • Thuốc làm dày dịch vị giúp làm dày dịch vị trong dạ dày, giúp thức ăn khó trào ngược lên thực quản hơn.
  • Thuốc thúc đẩy nhu động ruột giúp đẩy thức ăn di chuyển nhanh hơn qua hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng trào ngược.

Thuốc phải được chỉ định và kê đơn từ bác sĩ. Ba mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho bé uống.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp GERD nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi, ít xâm lấn. Tuy nhiên, chỉ định phẫu để điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là rất hiếm.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-so-sinh-3

Kết luận

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ bị trào ngược để giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt, nạp đầy đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Với sự chăm sóc chu đáo của ba mẹ, bé sẽ sớm khỏi bệnh và phát triển khỏe mạnh.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)