Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách khắc phục

tre-so-sinh-bi-nac-cut

Nấc cụt là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Hiện tượng này xảy ra khi cơ hoành co thắt đột ngột và không tự nguyện, khiến không khí bị đẩy lên cổ họng. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng lại khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt là gì và chúng ta có thể làm gì để giúp bé hết nấc?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên cũng có một số nguyên nhân từ thói quen, ăn uống gây ra tình trạng này:

  • Nuốt quá nhiều không khí: Khi bú bình, nếu không giữ bình sữa đúng tư thế, trẻ có thể nuốt vào một lượng không khí lớn. Hoặc bé bú mẹ quá nhanhcái cũng có thể nuốt nhiều không khí.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể kích thích cơ hoành gây nấc.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ môi trường thay đổi quá nhanh, trẻ có thể bị sốc nhiệt, gây ra nấc.
  • Bú no quá: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ, khi bú quá no có thể gây căng dạ dày và kích thích cơ hoành dẫn đến nấc.
  • Mất cân bằng thần kinh: Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, đôi khi có thể gây ra các phản xạ bất thường như nấc.

tre-so-sinh-bi-nac-cut-1

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Vỗ lưng hoặc vai cho bé

Đây là cách chữa nấc cụt cho bé rất hiệu quả. Khi vỗ nhẹ vào lưng hoặc vai bé, chúng ta giúp bé ợ hơi, loại bỏ lượng không khí dư thừa trong dạ dày. Điều này làm giảm áp lực lên cơ hoành và giúp bé hết nấc. Bế bé theo tư thế thẳng đứng, vỗ nhẹ và đều vào lưng hoặc vai bé. Tránh vỗ quá mạnh vì có thể khiến bé khó chịu. Các động tác vỗ phải thật dứt khoát. Đến khi bé có thể ợ hơi được là lúc những cơn nấc cụt biến mất. Nếu bé đang bú mà bị nấc cụt thì mẹ có thể cho bé tạm ngưng bé để vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi.

Thay đổi tư thế ngủ cho bé

Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến tình trạng nấc của bé. Thay đổi tư thế ngủ giúp giảm áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, một trong những nguyên nhân gây nấc. Thay vì để bé nằm ngửa, hãy thử đặt bé nằm nghiêng hoặc úp mặt vào vai mẹ. Tuy nhiên, luôn đảm bảo bé nằm ở tư thế an toàn, không bị chèn ép đường thở.

tre-so-sinh-bi-nac-cut-2

Thay đổi tư thế cho bé bú

Khi bú, nếu bé nuốt quá nhiều không khí, sẽ dễ bị nấc. Thay đổi tư thế bú giúp giảm thiểu tình trạng này. Mẹ cần đảm bảo bé ngậm đúng núm vú khi bú mẹ hoặc giữ bình sữa ở đúng tư thế khi bú bình. Sau khi bú, nên bế bé theo tư thế thẳng đứng trong khoảng 15 phút và vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi. Nếu bé bú bình, hãy chọn loại núm vú có lỗ vừa phải để tránh chảy quá nhanh.

Tham khảo thêm: Cách vỗ lưng cho bé ợ hơi sau khi bú đơn giản, dễ thực hiện

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé

Ba mẹ có thể dùng hai ngón tay để bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây, sau đó thả tay ra và khép hai cánh mũi song song với bịt miệng bé. Thực hiện động tác này từ 10 – 15 lần. Phương pháp này giúp cơ hành của bé không bị co lại, từ đó giảm nguy cơ nấc cụt. Tuy nhiên, ba mẹ cần thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé.

tre-so-sinh-bi-nac-cut-3

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến và thường tự khỏi. Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng này, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh cho bé ăn khi quá đói hoặc quá khát bởi điều này có thể khiến bé bú quá nhanh và nuốt nhiều không khí.
  • Không nên đùa giỡn với bé ngay sau khi ăn để tránh kích thích cơ hoành và gây nấc.
  • Để bé bú lượng sữa ít trong mỗi lần nhưng bú nhiều cữ hơn. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ hoành của bé.
  • Thực hiện vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi cữ bú, kể cả bú mẹ hay bú bình. Đồng thời trong quá trình cho bé bú hãy đảm bảo bé ngậm sát núm vú hoặc bú mẹ thì bé nagạm quầng vú chứ không chỉ ngậm đầu ti.
  • Khi tắm cho bé, ba mẹ lưu ý không để nhệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ phòng để tránh làm bé bị cảm lạnh. Vì cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây nấc cụt.
  • Giữ nhiệt độ phòng bé ổn định, thoáng đãng, không nên để bé bị lạnh. Có thể dùng khăn xô, khăn mỏng để giữ ấm cho bé. Đồng thời không nên mở quá nhiều cửa sổ để giảm nguy cơ bé bị nhiễm lạnh do dó thổi trực tiếp vào người.

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh và một số cách khắc phục hiệu quả. Nhìn chung, nấc cụt thường không gây nguy hiểm nhưng việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu nấc cụt kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)