[Góc hỏi đáp] Những thắc mắc của mẹ về vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao

tre-so-sinh-khong-chiu-bu-me-phai-lam-sao
Rate this post

Vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao luôn là chủ đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Tình trạng ít bú, bỏ bủ xảy ra phổ biến ở rất nhiều bé khiến ba mẹ lo lắng và đặt ra không ít thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Ở những bài đọc trước, Kamidi Việt Nam đã chia sẻ tới các mẹ những nguyên nhân bé bỏ bú và trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao. Tuy nhiên các mẹ vẫn còn rất nhiều băn khoăn. Sau đây, Kamidi sẽ tổng hợp những câu hỏi được nhiều mẹ gửi về nhiều nhất.

1. Dấu hiệu trẻ bỏ bú như thế nào?

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bú khoảng 50 – 70 ml sữa là đủ, trẻ trên 1 tháng sẽ tăng lên 90 – 150ml mỗi lần bú và mỗi ngày bé cần khoảng 8 – 12 cữ sữa. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé là khác nhau nên con số này có thể thay đổi. Mẹ nên cho bé bú mỗi cữ cách nhau khoảng 2 tiếng với sữa mẹ, 3 tiếng với sữa công thức do sữa công thức khiến bé no lâu hơn.

Nếu bé bú đủ lượng sữa theo nhu cầu, bé sẽ ngủ ngon, ít quấy khóc và tăng cần đều đặn. Còn khi bé bý bất thường sẽ có một số dấu hiệu như sau:

– Bé ít bú, không chịu bú, bú ít hơn tiêu chuẩn chung, bú vào hay nôn trớ.

– Bé ngậm bắt bú nhưng không bú hoặc bú một lúc rồi nhả vú ra, khóc.

– Bé bú rất yếu hoặc không bú dù mẹ đã cố gắng cho bé bú.

– Quấy khóc nhiều, dai dẳng, trung bình khoảng 3 tiếng mỗi ngày và khóc vào ban đêm nhiều hơn.

– Hay giật mình tỉnh giấc và khóc thét trong khi ngủ.

Khi tìm hiểu trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao mẹ nhất định không được bỏ qua các dấu hiệu này để sớm nhận biết tình hình của con nhé!

dau-hieu-tre-so-sinh-khong-chiu-bu-me-phai-lam-sao
Mẹ quan sát dấu hiệu bé bỏ bú mẹ

2. Sử dụng thuốc kháng sinh có khiến bé bỏ bú không?

Câu trả lời là có. Bé mắc các bệnh lý khiến cơ thể khó chịu và bú ít đi. Lúc này, nhiều ba mẹ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho con. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể sẽ khiến bé bú ít đi và dần bỏ bú. Vì thế, khi cần sử dụng đến thuốc kháng sinh cho con, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé uống. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không hoà thuốc vào sữa, vì điều này vô tình sẽ khiến con có ám ảnh mỗi khi bú.

3. Bé bỏ bú nên cho con bú tiếp hay chuyển sang bú bình?

Đây là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhất khi tìm hiểu vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao. Nếu bé bỏ bú thì mẹ cần kiên trì tìm kiếm biện pháp khắc phục để tiếp tục cho con bú chứ không nên chuyển hẳn sang bú bình. Bởi nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ mà còn là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.

Nhiều mẹ sẽ lựa chọn cách vắt sữa, hút sữa và dùng bình cho bé bú. Tuy nhiên, nếu mẹ không gặp tình trạng nào về núm ti thì vẫn nên cho bé bú trực tiếp nhé! Vì khi cho con bú sẽ tăng tiếp xúc da kề da, tăng sự gắn kết và tình cảm giữa mẹ và bé. Em bé cảm nhận được tình yêu thương, được ôm ấp, vuốt ve thường xuyên được cho là có sự phát triển về thể chất và trí não tốt hơn so với những bé xa cách ba mẹ. Vì thế đừng vì con bỏ bú mà dừng việc cho con bú nha các mẹ!

tre-so-sinh-khong-chiu-bu-me-phai-lam-sao-1
Dù bé chán bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ

4. Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà để giúp bé khắc phục tình trạng này. Thế nhưng khi bé quấy khóc, bỏ bú kéo dài hơn 2 tuần kèm theo một số triệu chứng như trên thì mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời để đảm bảo bé phát triển khoẻ mạnh và tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm các biện pháp sau để biết được trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao: Cảnh báo: Trẻ sơ sinh không chịu bú chỉ ngủ có đáng lo không?

5. Bé bỏ bú mẹ nhiều ngày có phải bé muốn cai sữa?

Đôi khi việc bé bỏ bú mẹ kéo dài nhiều ngày và không chịu bú lại có thể là dấu hiệu bé đến giai đoạn cai sữa. Tuy nhiên, điều kiện là bé không kèm theo những biểu hiện nói trên và bé vẫn phát triển bình thường. Mẹ cần đặc biệt lưu ý để không nhầm lẫn giữa tình trạng bé bỏ bú bất thường và bé bỏ bú do cần cai sữa.

6. Bé bú ít chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Bé chậm tăng cân có thể cho thấy tình trạng sức khoẻ của bé đang không ổn định. Cân nặng và chiều cao theo độ tuổi trung bình chính là tiêu chuẩn để ba mẹ theo dõi, sớm nhận ra tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài của bé. Nếu không có sự can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như chậm phát triển trí não, chậm lớn, còi xương, hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu, tiêu chảy,…

Vì thế ba mẹ cần theo dõi tiến trình lớn lên của con, quá trình bú của con để phát hiện kịp thời các biểu hiện, tìm ra nguyên nhân và biết được trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao. 

tre-so-sinh-khong-chiu-bu-me-phai-lam-sao-2
Bé bú ít chậm tăng cân là không tốt

Tham khảo thêm: Tại sao bé bú mẹ tăng cân chậm? 8 nguyên tắc để bé bú mẹ tăng cân nhanh

Trên đây là lời giải đáp cho những câu hỏi được các mẹ gửi tới Kamidi Việt Nam về vấn đề trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao. Hy vọng qua những chia sẻ này, ba mẹ sẽ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi con, đặc biệt là với những ai lần đầu làm cha, làm mẹ, Hành trình làm ba mẹ đầy thiêng liêng. Ba mẹ hãy theo dõi, quan sát con yêu mỗi ngày để hành trình này trở nên hoàn hảo, tuyệt vời hơn nhé!

Ngoài thông tin trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ phải làm sao, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi thường xuyên để nhận thêm nhiều tin tức bổ ích, thú vị hơn nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *