Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? Thời điểm vàng ba mẹ nên chọn

tre-so-sinh-may-thang-an-dam

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, có rất nhiều giai đoạn ba mẹ cần chú ý như khi nào nên tập cho con ti bình, khi nào cai sữa, thời điểm tăng thô cho bé,… Trong đó, thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm là một cột mốc ba mẹ không thể bỏ qua. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? Nếu ba mẹ băn khoăn cho bé ăn dặm bắt đầu từ đâu, cần lưu ý những gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm?

1.1. Thời điểm nên cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bé nên được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng, do lúc này hệ tiêu hoá của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu được những dạng thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Hơn nữa, nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho bé nữa nên bé cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 450 kcal/ ngày cho bé, trong khi đó bé cần tới 700 kcal/ ngày để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.

Như vậy, theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, ba mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24.

tre-so-sinh-may-thang-an-dam-1
Thời điểm nên cho bé ăn dặm

Tham khảo thêm: 7 nguyên tắc bàn ăn giúp bé ăn dặm ngon lành, mẹ nhàn tênh

1.2. Lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm không chỉ giúp bé được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, phát triển toàn diện mà còn có thêm những lợi ích sau:

– Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm: Bé dưới 4 tháng tuổi rất dễ bị dị ứng và bị xâm nhập bởi các mầm bệnh khiến bé dễ bị ốm. Ba mẹ cho bé ăn dặm đúng thời điểm sẽ tránh được các tình trạng trên.

– Cung cấp đầy đủ sắt: Vào 6 tháng đầu đời sữa mẹ cung cấp cho bé đủ lượng sắt cần thiết. Tuy nhiên lượng sắt này sẽ thiếu hút khi bé bước qua tháng thứ 6, thứ 7. Lúc này mẹ cho bé ăn dặm kịp thời để bổ sung lượng sắt thiếu hút và giảm nguy cơ thiếu máu.

– Giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt: Cho bé ăn dặm đúng thời điểm giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt, như: Ăn đúng giờ, ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn lượng thức ăn phù hợp,… Những thói quen này giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường,…

2. Các cách cho bé ăn dặm

Sau khi tìm hiểu trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm thì vấn đề ba mẹ cần quan tâm tiếp theo là nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào. Trước khi tìm hiểu các phương pháp thì ba mẹ cần hiểu rõ: có 4 nhóm chất cần bổ sung cho bé trong quá trình ăn dặm, đó là:

– Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng gà, đậu, đỗ, lạc,…

– Nhóm tinh bột: gạo, khoai, ngô, mì,…

– Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng,…

– Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất: hoa quả, rau củ,…

tre-so-sinh-may-thang-an-dam-2
4 phương pháp cho bé ăn dặm phổ biến

2.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Đây là phương pháp đã có từ lâu đời và được nhiều ba mẹ áp dụng. Đối với phương pháp này, khi bé đến tuổi ăn dặm, ba mẹ sẽ bắt đầu cho ăn bột xay cùng với các loại thức ăn khác nhau như rau củ, cá, thịt,… Và khi bé bước sang thời kỳ mọc răng, ba mẹ chuyển sang cho bé ăn cháo và các loại thức ăn mềm.

Ưu điểm:

– Giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian.

– Thức ăn được xay nhuyễn, bé dễ tiêu hoá, không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ của bé.

Nhược điểm: 

– Hạn chế khả năng ăn thực phẩm thô của bé.

– Chế biến chung nhiều loại thức ăn với nhau làm cho bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại, không kích thích được bé ăn uống.

2.2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản

Đây là phương pháp được nhiều mẹ hiện đại áp dụng. Với phương pháp này, ba mẹ sẽ cho bé ăn tỷ lệ cháo pha loãng 1:10. Độ thô của cháo sẽ được tăng dần theo độ tuổi của bé.

Ưu điểm:

– Bé được ăn các loại thực phẩm khác nhau với độ thô phù hợp, từ đó giúp bé có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn so với phương pháp ăn dặm truyền thống.

– Dễ dàng cho bé ăn đủ các nhóm thức phẩm theo tiêu chuẩn vàng – đỏ – xanh. Thức ăn không bị trộn lẫn vào nhau mà được chế biến riêng từng món, tăng hương vị món ăn, kích thích vị giác của bé.

– Giúp bé có tâm lý thoải mái, ăn uống không áp lực, tập trung và ăn được nhiều hơn.

Nhược điểm: 

–  Ba mẹ cần nhiều thời gian và công sức hơn để dạy bé ngồi, cầm thìa, ăn uống.

– Chuẩn bị các thực phẩm chế biến cũng mất khá nhiều thời gian.

2.3. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là để bé tự quyết định ăn gì, ăn món nào trước hoặc món nào sau mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Bé có thể tự bốc bằng tay hoặc sử dụng thìa, muỗng để ăn. Ba mẹ sẽ tôn trọng quyết định của bé và để bé tự khám phá, thưởng thức các món ăn theo ý muốn của mình.

Ưu điểm:

– Bé sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn là chỉ đơn thuần đồ ăn đã xay nhuyễn trước đó.

– Giúp bé phát triển kỹ năng, phát triển các giác quan, rèn tính tự lập từ bé và tăng cảm xúc trong ăn uống.

Nhược điểm: 

– Do bé tự ăn theo sở thích nên đôi khi bé sẽ chỉ ăn thực phẩm của 1, 2 nhóm chất gây ra mất cân bằng dinh dưỡng.

– Vô tình khiến bé kén ăn, do có thực phẩm bé sẽ không lựa chọn ăn.

2.4. Phương pháp ăn dặm 3 trong 1

Đây là phương pháp ăn dặm được tạo ra bởi sự kết hợp của 3 phương pháp trên. Với sự kết hợp linh hoạt này sẽ cho bé có được khoảng thời gian trải nghiệm ăn uống vui vẻ, thư giãn và mang đến hiệu quả cao. Việc áp dụng phương phpá 3 trong 1 sẽ giúp cho ba mẹ thay đổi tuỳ chỉnh phương pháp ăn dặm cho bé tuỳ thuộc vào tình trạng của bé. Nhiều bé sẽ thích hợp với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, nhưng cũng không ít bé cảm thấy thích thú với phương pháp ăn dặm truyền thống.

3. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

Không chỉ cần tìm hiểu kỹ về trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm và các phương pháp cho bé ăn dặm, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:

– Ba mẹ cần nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn và kiểm tra trước khi cho bé ăn.

– Cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như trên trong mỗi bữa ăn của bé. Đồng thời cũng nên đa dạng thực phẩm mỗi ngày để bé không cảm thấy nhàm chán.

– Nên lập thời gian biểu ăn uống cho bé và thực hiện theo một cách nghiêm chỉnh để giúp dạ dày bé làm quen với thức ăn và cũng giúp cho quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.

– Đặc biệt lưu ý tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi chọn thực phẩm cho bé, ba mẹ nên chọn mua những loại có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, tươi ngon.

– Khi thấy bé ăn ít, không nên ép bé ăn.

– Nên chú ý một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, mật ong,…

tre-so-sinh-may-thang-an-dam-3
Khi cho bé ăn dặm ba mẹ cần chú ý 1 số điều

Tham khảo thêm: Bé ăn dặm 6 tháng ăn được những gì? Cẩm nang “toàn tập” cho mẹ

Trên đây là những thông tin về trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm và những cách ăn dặm gợi ý cho ba mẹ. Quá trình ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì thế ba mẹ cần tập trung ăn dặm đúng các và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình tập ăn dặm cho bé.

Đừng quên truy cập Kamidi để tham khảo thêm nhiều bài viết tư vấn hữu ích khác ba mẹ nhé!

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn/

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *