Vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu, mẹ có biết?

vat-sua-me-de-ngoai-duoc-bao-lau

Nhiều mẹ bỉm bận không thể cho bé bú trực tiếp liên tục mà thường hút sữa để dự trữ cho bé dùng. Tuy nhiên, sữa mẹ để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ dễ bị mất đi những dưỡng chất quan trọng, thậm chí bị hỏng. Vậy vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu mà không bị hỏng? Bài viết dưới đây của Kamidi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu?

Trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện, bao gồm nhiều đường (cả đường đơn và đường đôi). Đường trong sữa mẹ giúp bé dễ hấp thu hơn nhưng cũng dễ lên men, nhanh biến chất khi để ngoài môi trường.

Sữa mẹ cũng chứa nhiều đạm, gồm đa dạng các loại axit amin. Loại đạm này tốt cho tiêu hóa của bé, song cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Như vậy, sữa mẹ để ở ngoài môi trường trong thời gian dài có nguy cơ bị biến chất, thậm chí mất chất. Nếu bé uống phải có thể bị tiêu chảy hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Chính vì thế, sữa mẹ sau khi vắt cần được bảo quản cẩn thận, đúng cách để không bị hỏng.

vat-sua-me-de-ngoai-duoc-bao-lau-1
Thời gian sữa mẹ để ngoài được

Tham khảo thêm: Thành phần sữa mẹ biến đổi kỳ diệu thế nào trong quá trình cho con bú?

Vậy vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu thì không hỏng? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ vắt ra chỉ nên để ngoài ở nhiệt độ phòng (25 – 35 độ C) trong vòng 6 – 8 giờ. Sau thời gian này, sữa mẹ có thể bị nhiễm khuẩn và không an toàn cho bé bú.

Nếu mẹ cần vắt sữa và để ngoài trong thời gian dài hơn thì có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh. Sữa mẹ vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 48 giờ. Nếu nhiệt độ tủ lạnh từ 4 độ C thì sẽ giữ được từ 3 – 5 ngày. Nếu vắt sữa và trữ đông thì có thể bảo quản sữa trong tủ đông trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, khi lưu trữ sữa mẹ trong tủ đông riêng biệt ở nhiệt độ dưới -18 độ C thì có thể bảo quản lên đến 6 tháng.

Như vậy vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường dự trữ sữa. Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé, mẹ cần kiểm tra kỹ mùi vị, trạng thái của sữa trước khi cho bé uống để chắc chắn sữa chưa bị hỏng.

2. Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Các mẹ không chỉ thắc mắc vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu mà còn muốn biết cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt thế nào để sữa vẫn giữ được trọn vẹn giá trị dinh dưỡng. Theo đó, sữa vắt ra mẹ nên dự trữ trong ngắn mát tủ lạnh trước rồi mới chuyển lên ngăn đá. Sau đó, trước mỗi lần hâm nóng cho bé uống, mẹ đem sữa để ở ngăn đá chuyển xuống ngăn mát trước khoảng 12 – 24 tiếng.

Để đảm bảo vệ sinh nhất, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo khi di chuyển sữa từ ngăn mát lên ngăn đá và ngược lại, mẹ cần bọc ngoài các túi dự trữ sữa. Sữa sau khi được bảo quản đông lạnh có thể giãn ra, tăng dung tích nên rất dễ bị trào. Vì thế, khi đóng sữa vào túi hoặc bình mẹ cần chừa một khoảng trống nhỏ để tránh làm trào sữa gây mất vệ sinh.

vat-sua-me-de-ngoai-duoc-bao-lau-2
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Tham khảo thêm: Hâm sữa đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ và những thắc mắc xoay quanh chuyện hâm sữa

3. Lưu ý khi dự trữ sữa mẹ

Khi dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh, mẹ nên đặt chai hoặc túi trữ sữa ở phía bên trong, tránh để sữa mẹ tiếp xúc với thực phẩm khác trong tủ lạnh. Đây cũng là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì như thế sẽ làm sữa mau hỏng hơn. Đối với sữa trữ đông trong ngăn đá thì nên trữ theo từng túi nhỏ với lượng đủ cho một cữ bú của bé.

Mẹ lưu ý nên dán nhãn ghi đủ ngày tháng vắt sữa ở từng chai, túi trữ sữa để biết được thời hạn của sữa trước khi dùng cho bé. Nếu trong trường hợp sữa trữ đông trong tủ đá nhưng bị mất điện trong thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đá lạnh rồi đóng kín lại để bảo quản. Sau đó nếu có điện trở lại thì chuyển sữa lại vào ngăn đá.

Một điều mẹ cần biết nữa là sữa trữ lạnh sau khi rã đông thì có thể có màu khác so với sữa tươi vắt ra. Màu sữa có thể hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ, có thể bị tách thành các lớp như sữa chua. Thậm chí nó còn có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tán của các chất béo. Nếu như mẹ dự trữ sữa đúng cách, còn thời gian sử dụng thì mẹ cứ yên tâm cho bé bú, sữa không phải hỏng đâu mẹ nhé!

vat-sua-me-de-ngoai-duoc-bao-lau-3
Dự trữ sữa mẹ

Tham khảo thêm: Mẹ đã biết duy trì sữa mẹ sau khi đi làm? Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm

Như vậy, Kamidi đã giúp mẹ trả lời câu hỏi vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu cũng như cách bảo quản, dự trữ sữa đúng cách để sữa giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng. Các mẹ bỉm hãy lưu lại những thông tin vắt sữa mẹ để ngoài được bao lâu để đảm bảo đem đến cho bé nguồn sữa tốt nhất, tránh các bệnh nguy hiểm về đường ruột nhé!

Hãy theo dõi Kamidi thường xuyên để cập nhật những tin tức thú vị, bổ ích hơn ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *