Bước vào tháng mang thai cuối cùng cũng đồng nghĩa với việc mẹ chuẩn bị chào đón con yêu chào đời. Đan xen với niềm vui và hồi hộp khi sắp đón thiên thần nhỏ, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn chứa đựng vô vàn những nỗi lo của các mẹ bầu. Lúc này, mẹ cần chuẩn bị sức khỏe cùng tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt sắp tới. Mẹ hãy tham khảo những lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ dưới đây để chào đón bé yêu an toàn, mẹ tròn con vuông nhé!
1. Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng cuối thai kỳ
Tháng cuối cùng khi mang thai là giai đoạn quan trọng nhất vì nó đánh dấu sự kết thúc của hành trình mang thai và sự khởi đầu một cuộc sống mới. 3 tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất về thể chất và tinh thần. Mẹ bầu cũng sẽ trải qua những thay đổi đáng kể về thể chất và tâm lý.
Những thay đổi của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Tăng cân: Thai nhi sẽ tăng cân nhanh chóng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đến cuối thai kỳ, thai nhi có thể nặng từ 2,7 – 4kg.
- Hoàn thiện các cơ quan: Các cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
- Chuẩn bị cho sinh nở: Thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Những thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ
- Tăng cân: Mẹ bầu cũng sẽ tăng cân nhanh chóng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mức tăng cân trung bình là 10-12kg. Đa số các mẹ trong rất to và cồng kềnh. Nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ lấy lại vóc dáng.
- Mệt mỏi: Mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do cơ thể phải làm việc nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi.
- Khó thở: Mẹ có thể cảm thấy khó thở do tử cung chèn ép lên phổi.
- Tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
2. Những điều mẹ nên lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ
2.1. Dấu hiệu bất thường của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh những thay đổi thông thường, mẹ cũng cần lưu ý đến những dấu hiệu bất thường để kịp thời có sự can thiệp. Sau đây là một số dấu hiệu bất thường trong 3 tháng cuối thai kỳ mà các mẹ cần lưu ý:
- Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của sảy thai, sinh non hoặc các biến chứng thai kỳ khác.
- Đau bụng dữ dội: Đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của chuyển dạ hoặc các vấn đề khác. Hơn nữa còn đau thường xuyên, càng ngày càng đau hơn. Hoặc đột nhiên đau bụng kèm theo chảy máu.
- Tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
- Khi đi tiểu mẹ cảm thấy đau hoặc nóng rát.
- Tháng cuối có dấu hiệu rỉ nước ối sớm.
- Thai nhi ít đạp hoặc không chuyển động.
2.2. Mẹ nên ăn gì?
Có thể nói 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi về thể chất lẫn trí tuệ. Vì thế, việc chú ý đến dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn khoa học không chỉ giúp nuôi dưỡng bé yêu mà còn giúp mẹ bớt mệt moit, có đủ dưỡng chất để sẵn sàng vượt cạn. Những thực phẩm mẹ cần bổ sung vào thực đơn 3 tháng cuối thai kỳ gồm: thực phẩm giàu đạm, cá hồi, các loại hạt (hạnh nhân, đậu, điều, óc chó,…), trái cây, sữa,…
Thực đơn cần được xây dựng với đầy đủ các nhóm chất cơ bản: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra mẹ nên chú ý không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ chua, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt và đồ uống có ga.
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – cẩm nang cho người sắp làm mẹ
2.3. Chế độ sinh hoạt của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt của mình để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà còn cho cả bé yêu. Tư thế nằm ngủ của mẹ nên là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lại và chân trái duỗi thẳng.
Bên cạnh đó, mẹ hạn chế làm việc căng thẳng hoặc quá sức để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của 2 mẹ con. Nếu được bác sĩ chấp thuận, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng để làm giảm đau nhức trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ này, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp tâm trạng tốt hơn.
2.4. Mẹ cần tránh làm gì?
- Làm việc nặng: Mẹ bầu nên tránh làm việc nặng.
- Dùng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và các loại ma túy có thể gây hại cho thai nhi.
- Tiếp xúc với các chất độc hại: Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thủy ngân và các loại hóa chất độc hại.
- Tập thể dục quá sức: Mẹ bầu nên tránh tập thể dục quá sức vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Nên tránh đi lại xa trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng nên hạn chế di chuyển bằng tàu xe công cộng và đi máy bay.
- Tự ý dùng thuốc: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nhất là acitretin (trị vảy nến), isotretinoin chữa mụn trứng cá, thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thalidomide trị cao huyết áp;
2.5. Khi nào mẹ nên đến bệnh viện?
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện khi gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nào, bao gồm:
- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng dữ dội, tử cung gò cứng
- Dấu hiệu tiền sản giật: đau đầu, nhìn mờ, sưng phù mặt – tay – chân, hoa mắt,…
- Tăng huyết áp
- Đi tiểu ít
- Đau thắt lưng hoặc đau bụng dưới
- Rỉ hoặc vỡ nước ối
- Đến ngày dự sinh nhưng chưa có động tĩnh gì
Trên đây là cẩm nang 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên bỏ túi để chuẩn bị cho cuộc sinh nở an toàn. Tháng cuối thai kỳ là một khoảng thời gian rất đáng trân trọng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ba mẹ trang bị thêm kinh nghiệm để sẵn sàng chào đón bé yêu đến với thế giới bình an và mạnh khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, ba mẹ hãy truy cập fanpage và website của Kamidi để được tư vấn nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam