4 Nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé mà mẹ bỉm sữa nên biết

4 Nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé mà mẹ bầu nên biết

Mẹ bỉm sữa nào cũng muốn con ăn dặm khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Để đạt được điều này, việc nắm rõ các nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé là rất quan trọng. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ 4 nhóm thực phẩm ăn dặm không thể thiếu giúp bé yêu phát triển toàn diện.

Nhóm chất bột đường

Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé.

ăn dặm

Mẹ bầu nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không kết hợp với ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

Tham khảo thêm: TOP 6 cách nấu cháo ăn dặm cho bé đảm bảo dinh dưỡng

Nhóm chất đạm

Chất đạm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng).

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Mẹ nên cho bé ăn dặm thịt, cá, trứng vào giữa buổi trưa hoặc buổi tối để đảm bảo bé hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên chỉ nên cho bé ăn từ 10-20g thịt, cá hoặc trứng trong mỗi bữa ăn.

Nguồn đạm còn đến từ sữa và chế phẩm từ sữa. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, sữa và các chế phẩm từ sữa vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của trẻ. Sữa cung cấp nhiều protein, canxi, vitamin D, riboflavin, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác giúp bé phát triển khỏe mạnh.

 Nhóm rau củ và trái cây

2 4 1

Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. bạn cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay, đu đủ xay… những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nhóm chất béo

Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm

3 1 1

Nên thêm 1 chút dầu ăn khi nấu món ăn dặm cho bé: Mỡ/dầu ăn là điều vô cùng quan trọng đối với bé ăn dặm. Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và còn có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé hấp thu tốt canxi và vitamin D.

Khi bé chưa tròn 1 tuổi, không nên thêm gia vị/nước mắm vào món ăn dặm

Không ít mẹ cho rằng cần thêm một chút nước mắm để giúp đồ ăn dặm thêm đậm đà và kích thích vị giác của bé. Điều này hoàn toàn sai lầm vì ăn muối lúc này sẽ không tốt cho thận của bé. Việc thêm mắm muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá sức gây hại cho thận.

Mẹ bầu cũng nên chú lý lựa chọn nguyên liệu cần sạch và an toàn và vệ sinh thực phẩm khi chế biến đồ ăn dặm cho bé nhà mình

Lời kết

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,…Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến các dưỡng chất trong thức ăn các mẹ nhé. Đừng quên theo dõi Kamidi Việt Nam để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *