5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

giac-ngu-tre-so-sinh

Giấc ngủ trẻ sơ sinh rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như các cơ quan trong cơ thể. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng không ngủ lâu tại bất kỳ một lần ngủ nào. Hiểu rõ những “bí mật” về giấc ngủ của trẻ sinh sẽ giúp mẹ dễ dàng tập cho bé ngủ theo “thời khóa biểu” đồng thời biết cách kích thích các giác quan của bé, giúp bé ngủ nhiều hơn và phát triển khỏe mạnh hơn. Dưới đây là những sự thật để giúp bố mẹ hiểu hơn về giấc ngủ trẻ sơ sinh.

Giấc ngủ tác động đến trẻ nhỏ như thế nào?

Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều cả ngày. Những bậc cha mẹ mới vừa sinh con đầu thường khó biết hay hiểu được thời gian cũng như tần suất giấc ngủ trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày. Và tổng cộng khoảng 8 giờ vào ban đêm.

Ngủ chính là lúc để não bộ bé phát triển. Giấc ngủ tham gia vào quá trình phát triển của bé thông qua hormone tăng trưởng. Có tới 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời, liên quan mật thiết đến thời gian ngủ và giấc ngủ trẻ sơ sinh. Ngoài vai trò trong việc phát triển thể chất, giấc ngủ còn có ý nghĩa đối với việc phát triển trí tuệ. Bởi lúc ngủ là thời gian để não bộ xử lý những thông tin mà bé tiếp nhận được trong ngày.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến trẻ quấy khóc, cáu kỉnh. Lâu dài có thể dẫn đến giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập, thậm chí là rối loạn hành vi, cảm xúc khi bé trưởng thành. Vì thế ba mẹ cần đảm bảo mọi điều kiện để bé được ngủ ngon, đảm bảo cả thời gian và chất lượng giấc ngủ. Để làm được điều này, trước tiên ba mẹ cần hiểu về giấc ngủ trẻ sơ sinh.

giac-ngu-tre-so-sinh-1

Tham khảo thêm: Cẩm nang từ A-Z về trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, bố mẹ đừng bỏ lỡ!

5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh 

Đôi khi mẹ cần đánh thức trẻ khi đang ngủ

Đúng vậy, mẹ không đọc nhầm đâu. Trong giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ có lúc mẹ cần đánh thức con dậy, không để con nhịn quá 3 tiếng vào ban ngày để tránh lẫn lộn ngày đêm. Lý do là trẻ biết mình cần bao nhiêu calo cho 24 giờ và trẻ thường có những giấc ngủ dài (thời gian đầu, giấc ngủ của bé có thể kéo dài đến 3,4 giờ).

Để bé có thể ngủ xuyên đêm, mẹ phải nạp đủ lượng calo cần thiết cho bé vào ban ngày. Cách hiệu quả nhất là cho bé ăn ít nhất 3 giờ một lần mỗi ngày.

Ánh sáng là thứ tốt nhất giúp bé ngủ ngon

Một nghiên cứ từ Tạp chí Nghiên cứu giấc ngủ chỉ ra những em bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng hơn vào buổi chiều sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ánh sáng giúp bé thiết lập đồng hồ sinh học của mình. Vì thế mẹ hãy cố gắng đưa bé ra ngoài mỗi ngày để giấc ngủ trẻ sơ sinh của bé tốt hơn. Nếu không, mẹ có thể mở rèm và để ánh sáng chiếu vào.

Mẹ hãy cho con thức để tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và ngủ xuyên đêm trong căn phòng tối nhất có thể. Làm như vậy sẽ giúp trẻ bắt đầu có nhịp sinh học của ngày vào đêm, giúp chuyển giấc ngủ trẻ sơ sinh giữa ngày sang ban đêm.

giac-ngu-tre-so-sinh-2

Tham khảo thêm: Khi nào cho bé ngậm núm giả để không bị phụ thuộc?

Một số trẻ sơ sinh thức cả đêm và ngủ nhiều vào ban ngày

Một số bé xuất hiện rối loạn giấc ngủ ngày và đêm, thậm chí đảo ngược thói quen ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm. Tình trạng thức đêm của trẻ chỉ là tạm thời. Khi não và hệ thần kinh trung ương của các bé phát triển đầy đủ, chu kỳ giấc ngủ sẽ kéo dài hơn và trẻ sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Hầu hết các bé sẽ tự điều chỉnh thời gian ngủ theo thời gian biểu của gia đình trong khoảng 1-3 tháng hoặc lâu hơn nhưng thường không quá 1 năm.

Các bố các mẹ cũng có thể hỗ trợ bé trong việc định hình thời gian ngủ bằng cách tạo ra một không gian yên tĩnh, đủ tối vào ban đêm và để phòng được chiếu sáng vào ban ngày hoặc cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày. Ngoài ra, khi cho bé ăn vào ban ngày, bố mẹ cũng cần trò chuyện cũng như kích thích bé để bé thức, còn ban đêm thì cần yên tĩnh và ít ánh sáng nhất có thể.

Trẻ sơ sinh không cần không gian yên tĩnh để ngủ

Ba mẹ biết không, trẻ sơ sinh có thể ngủ ở những nơi ồn ào nhất, sáng nhất. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu so với khoảng thời gian 9 tháng bé ở trong tử cung của mẹ. Vì thế, giấc ngủ trẻ sơ sinh của một số bé không cần quá yên tĩnh vào ban ngày.

Nhiều bé ngủ tốt hơn khi xung quanh có những âm thanh lặp đi lặp lại, bởi bé còn quá nhỏ để bị phân tâm bởi bất kỳ yếu tố nào. Các bé chỉ đơn giản ngủ bất cứ khi nào chúng muốn. Khi bé lớn hơn, bước qua giai đoạn này, bé sẽ có khả năng nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh. Bé sẽ bắt đầu thoát khỏi tình trạng ngủ bất cứ lúc nào. Và tất nhiên khi đó những tiếng ồn và kích thích xung quanh dần trở nên quan trọng và có tác động đến giấc ngủ trẻ sơ sinh.

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Mẹ nên làm thế nào?

Sự tỉnh lại từ giấc ngủ của trẻ 

Sau khi thức dậy, thông thường bé sẽ phải trải qua 2 giai đoạn thức tỉnh:

  • Giai đoạn thức tỉnh yên lặng: Khi thức dậy, bé tỉnh lại, mở mắt và yên tĩnh lắng nghe, tiếp thu các kích thích từ bên ngoài. Ở giai đoạn này bé có thể nhìn chằm chằm vào một vật gì đó, di chuyển mắt theo vật đó và phản xạ lại với các kích thích.
  • Giai đoạn khóc: Trong giai đoạn này, bất kỳ cảm giác hoặc kích thích nào gây ra sự khó chịu cho bé sẽ làm bé khóc to hơn. Vì thế, lúc này mẹ cần làm dịu bé, cho bé ở môi trường yên tĩnh, thoải mái.

giac-ngu-tre-so-sinh-3

Ngoài việc chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ sinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho bé. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Lời kết cho 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Trên đây là những sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh để giúp bố mẹ hiểu hơn về giấc ngủ của bé yêu. Với một đồng hồ sinh học về giấc ngủ tốt, các bậc cha mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn. Vì thế ba mẹ hãy kiên trì theo dõi và tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ trẻ sơ sinh. Chúc bé yêu của ba mẹ có những giấc ngủ thật ngon lành để phát triển khỏe mạnh!

Ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị, hữu ích nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *