Tình trạng bé bỗng nhiên bú ít, bỏ bú mẹ là tình trạng rất phổ biến, đa phần các mẹ đều gặp một vài lần trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách xử trí khi bé đói nhưng không chịu bú mẹ. Bé không bú mẹ trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và trí tuệ. Vậy làm thế nào khi bé đói nhưng không chịu bú mẹ? Hãy cùng Kamidi Việt Nam khám phá một số giải pháp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao bé đói nhưng không chịu bú mẹ?
Trong quá trình chăm con nhỏ, các mẹ sẽ gặp phải tình trạng bé trước giờ luôn bú mẹ ngon lành, bỗng dưng bé bỏ bú, thậm chí dù bé đói nhưng không chịu bú mẹ. Việc bé đói nhưng không chịu bú mẹ thường chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày hoặc có thể hơn. Đây là một điều hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh nên ba mẹ cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân thay vì quá lo lắng. Có nhiều lý do khiến bé từ chối bú mẹ, bao gồm:
– Đầu ti của mẹ có vấn đề khiến bé khó ngậm đúng cách và không bú được lượng sữa như mong muốn. Thất vọng, chán nản nhiều lần như vậy sẽ làm bé bỏ bú.
– Bé có thể bị đau miệng do mọc răng, nhiễm trùng cổ họng hoặc mắc các bệnh lý khác khiến cơ thể bé mệt mỏi và không muốn ăn uống gì.
– Sữa mẹ không đủ cho bé nên mỗi cữ bú bé không nhận được lượng sữa mong muốn. Lâu dần bé sinh ra chán bú mẹ.
– Sữa mẹ có mùi lạ, cơ thể mẹ có mùi kem dưỡng da hoặc nước hoa khiến bé khó chịu, do trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mùi hương.
– Môi trường ồn ào làm bé bị phân tâm, không tập trung bú sữa nên bé bú ít đi.
– Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể cũng khiến bé đói nhưng không chịu bú mẹ. Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, bất kỳ sự thay đổi nào về thể chất cũng khiến bé cảm thấy khó chịu. Trí não phát triển, nhận thức của bé tăng lên hàng ngày cũng khiến não bộ bé mỗi ngày phải hoạt động nhiều hơn sẽ khiến bé bỏ bú mẹ.
Tham khảo thêm: Tại sao bé bú mẹ tăng cân chậm? 8 nguyên tắc để bé bú mẹ tăng cân nhanh
2. Cùng mẹ khắc phục bé đói nhưng không chịu bú mẹ
Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng bé đói nhưng không chịu bú mẹ đã được nhiều mẹ bỉm áp dụng thành công. Khi bé đói nhưng không chịu bú mẹ, mẹ hãy thử những cách sau nhé!
2.1. Tiếp tục cho bé bú
Khi bé đói nhưng không chịu bú mẹ thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú thường xuyên và đều đặn để tạo thói quen bú sữa đúng bữa, đúng giờ cho bé. Mẹ có thể xây dựng lịch bú cho bé hoặc đơn giản là cho bé bú bất cứ khi nào bé muốn. Nuôi con bằng sữa mẹ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé nên khi con bỏ bú mẹ đừng vội nản mà hãy tìm cách khắc phục nhé!
2.2. Tăng tiếp xúc da kề da với bé
Tiếp xúc da kề da là phương pháp giúp xoa dịu để bé cảm thấy dễ chịu khi bú mang lại hiệu quả rất cao. Trong khi bú nếu bé khóc thì mẹ hãy dỗ dành bé bằng cách ôm ấp, vuốt ve, hát ru nhẹ nhàng,… để bé dừng khóc và tiếp tục bú mẹ. Hằng ngày mẹ hãy tăng tiếp xúc da thịt với bé thông qua đặt bé nằm từ thắt lưng trở lên và âu yếm vỗ về.
Hay mẹ có thể thường xuyên ngủ cùng bé để bé quen hơi, vuốt ve bé trong bồn tắm nước ấm. Khi tắm cho bé mẹ cũng nên kết hợp massage để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Massage bụng bé còn giúp bé cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng – một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé đói nhưng không chịu bú mẹ. Khi sợi dây gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con thắt chặt, bé sẽ luôn cảm thấy an toàn khi bên mẹ và cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ và yêu thích bú mẹ hơn.
Tham khảo thêm: 6 bí quyết gắn kết với con yêu mà ông bố bà mẹ nào cũng cần biết
2.3. Dùng bình sữa nếu bé muốn
Nếu áp dụng các phương pháp cho con bú mẹ mà tình trạng bé đói nhưng không chịu bú mẹ vẫn không khả quan thì mẹ có thể cho bé bú bình. Mẹ vắt sữa, hút sữa và cho vào bình cho bé ti. Cách làm này thực sự có hiệu quả với nhiều bé sẽ yêu thích bú bình hơn bởi lượng sữa đầy đủ, dễ cảm nhận hương vị và nhiệt độ sữa vừa đủ cho bé.
2.4. Giữ môi trường yên tĩnh
Từ 3 tháng tuổi trở đi bé đã có thể nhận biết và chú ý nhiều hơn đến những chuyển động của môi trường sống xung quanh. Vì thế, mẹ nên cho bé bú khi bé đang buồn ngủ, bé vừa thức dậy hoặc bé nửa tỉnh nửa thức mơ màng để không khiến bé phân tâm. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng những đồ vật nhiều màu sắc gắn lên người mình để kích thích thị giác của bé, bé sẽ tập trung nhìn ngắm và bú mẹ ngoan hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ giải đáp nỗi băn khoăn xoay quanh vấn đề bé đói nhưng không chịu bú mẹ. Dựa vào đó, mẹ hãy thường xuyên quan sát quá trình bú của con để kịp thời phát hiện những biểu hiện bé đói nhưng không chịu bú mẹ và tìm ra nguyên nhân nhé! Ngoài thông tin về tình trạng bé đói nhưng không chịu bú mẹ, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi thường xuyên để nhận thêm nhiều tin tức bổ ích, thú vị hơn nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage Kamidi Việt Nam