Giải mã hiện tượng bé đạp trong bụng mẹ và những cảm nhận tuyệt vời

hien-tuong-be-dap

Mang thai là hành trình hạnh phục và thiêng liêng đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Ngoài những hình ảnh qua siêu âm, mẹ có thể cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của con qua những nhịp đạp yêu thương. Những chuyển động này của thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau, mức độ bé đạp cũng không đồng nhất. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mẹ cần tìm hiểu những thông tin cho hiện tượng bé đạp.

1. Hiện tượng bé đạp là gì?

Hiện tượng bé đạp hay còn gọi là thai máy, là những cử động của thai nhi trong bụng mẹ, chẳng hạn như đạp chân, vươn vai, vặn mình, quơ tay. Hiện tượng này thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ và trở nên rõ ràng hơn vào khoảng tuần thứ 20. Và suốt 7 – 8 tuần sau đó, mẹ có thể phải thường xuyên đối mặt với những pha “nhào lộn” của bé trong bụng.

Hiện tượng bé đạp là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển và khỏe mạnh. Các cử động của thai nhi thường không đều và có thể mạnh hoặc nhẹ, nhanh hoặc chậm. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cử động này rõ hơn khi thai nhi đã lớn hơn.

hien-tuong-be-dap-1

Tham khảo thêm: Cách theo dõi cử động thai nhi. Làm thế nào để biết thai nhi đang thức?

2. Khi nào mẹ cảm nhận được bé đạp? Cảm giác bé đạp như thế nào?

Cảm nhận những nhịp đạp của thai nhi trong bụng chắc hẳn là một điều tuyệt vời và kỳ diệu mà bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn trải qua. Những cú đạp này không chỉ thể hiện sự sinh tồn mà còn mang biết bao thông điệp bé muốn nhắn nhủ tới mẹ.

Mẹ bầu thường bắt đầu cảm nhận được thai nhi đạp vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm mẹ bầu cảm nhận được thai nhi đạp có thể sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tuổi thai: Thai nhi thường bắt đầu đạp vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ, nhưng một số mẹ bầu có thể cảm nhận được sớm hơn, vào khoảng tuần thứ 12 hoặc 13.
  • Vị trí của thai nhi: Nếu thai nhi nằm ở vị trí thuận lợi, mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi đạp sớm hơn.
  • Kích thước của thai nhi: Thai nhi càng lớn thì mẹ bầu càng dễ cảm nhận được các cử động của thai nhi.
  • Số lần mang thai: Những phụ nữ đã mang thai và sinh con trước đó thường dễ cảm nhận được thai nhi đạp hơn.

Hiện tượng bé đạp thường bắt đầu với những cử động nhẹ nhàng, giống như những con cá bơi lội trong bụng. Khi thai nhi lớn hơn, các cử động sẽ trở nên rõ ràng hơn và có thể cảm nhận được như những cú đạp, vươn vai, vặn mình, quơ tay. Khi hiện tượng bé đạp diễn ra, mẹ sẽ cảm nhận được một số cảm giác như sau:

  • Nhấn nhá nhẹ trong bụng: Ban đầu mẹ có cảm giác giống như những nhấn nhá nhẹ, gió thôti với những chuyển động rất nhẹ.
  • Đấm hoặc đẩy mạnh: Khi cơ bắp của em bé trong bụng phát triển, các cử động sẽ trở nên mạnh hơn, rõ ràng hơn. Lúc này, mẹ sẽ cảm nhận được những cú đấm hoặc thúc mạnh từ thai nhi.
  • Cảm giác ở nhiều vị trí khác nhau: Hiện tượng thai máy có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong bụng mẹ. Có lúc mẹ cảm nhận được em bé đạp bên trên, có lúc bên dưới hoặc bên trái, bên phải.

hien-tuong-be-dap-2

3. Hiện tượng bé đạp như thế nào là bé phát triển tốt? 

Có 2 cách để mẹ bầu đánh giá hiện tượng bé đạp:

  • Số lần bé đạp: Mẹ bầu nên dành thời gian mỗi ngày để cảm nhận các cử động của thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ, thì thai nhi đang phát triển tốt. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, hiện tượng bé đạp thay đổi: em bé sẽ đạp và xoay mình khoảng 16 – 45 lần/ ngày và cứ khoảng nửa tiếng bé lại có quãng đạp một lần. Tuy nhiên, thai nhi thường không cử động hoặc vận động rất ít khi ngủ. Vì thế mà trong ngày có thể mẹ sẽ thấy bé đứng im khoảng 40 phút hoặc cử động rất chậm rãi.
  • Tính chất của các cử động: Các cử động của thai nhi thường không đều và có thể mạnh hoặc nhẹ, nhanh hoặc chậm. Nếu mẹ bầu cảm nhận được các cử động mạnh và rõ ràng, thì thai nhi đang phát triển tốt. Nếu mẹ thấy hiện tượng bé đạp đang chậm lại, khi mẹ nói chuyện em bé cũng ít phải ứng thì hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra lại tình trạng phát triển của thai nhi.

hien-tuong-be-dap-3

Tham khảo thêm: Sự phát triển của thai nhi ở não bộ qua 9 tháng diễn ra kỳ diệu như thế nào?

Hiện tượng bé đạp không chỉ giúp mẹ an tâm khi biết được con yêu đang lớn lên khỏe mạnh, sẵn sàng cho hành trình đến với thế giới bên ngoài mà còn giúp mẹ cảm nhận được sự thiêng liêng của hành trình mang thai. Mẹ bầu nên chú ý theo dõi các cử động của thai nhi để đảm bảo em bé đang phát triển và khỏe mạnh. Nếu như mẹ bầu cảm thấy thai nhi đạp ít hơn bình thường thì hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ. Chúc bé yêu của mẹ lớn lên khỏe mạnh! 

Ba mẹ hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *