Hút mũi ra máu có nguy hiểm không? Ba mẹ cần xử lý thế nào?

hut-mui-ra-mau

Mẹ đang hút mũi cho bé như bình thường nhưng bỗng dưng hút mũi ra máu khiến ba mẹ lo lắng không biết nguyên nhân là gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để bé ngừng chảy máu. Ba mẹ phân vân không biết có nên tiếp tục hút mũi cho bé hay không. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Ba mẹ cần xử lý thế nào? Kamidi sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân hút mũi ra máu

Không phải ngẫu nhiên ba mẹ hút mũi cho bé chảy máu. Nguyên nhân không chỉ do ở lần hút mũi hiện tại mà có thể là hậu quả tích luỹ dần ở những lần hút không đúng cách trước đó. Vậy nguyên nhân hút mũi ra máu là gì? Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:

– Hút mũi quá nhiều lần trong ngày hoặc hút không đúng cách khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương và ngày càng mỏng đi, nên ở một lần hút mũi chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể khiến lớp niêm mạc bị vỡ, xước rách và chảy máu.

– Sử dụng lực hút quá mạnh làm tổn thương xuất huyết niêm mạc mũi của bé, gây chảy máu trong và sau khi hút mũi.

– Lực hút không ổn định làm cho bé hoảng sợ, giật mình, giãy giụa khiến các cạnh của đầu hút vô tình ma sát mạnh với niêm mạc mũi và làm rách.

– Đầu hút quá lớn hoặc quá nhỏ so với lỗ mũi của bé cũng có thể gây chảy máu.

– Sử dụng dụng cụ hút mũi không vệ sinh: Nếu dụng cụ hút mũi không được vệ sinh sạch sẽ, có thể gây nhiễm trùng niêm mạc mũi của bé, dẫn đến chảy máu.

– Một số bé có thói quen ngoáy mũi, cạy gỉ mũi nên đã vô tình làm tổn thương mũi trước đó. Trong trường hợp này, ba mẹ nên kiểm tra xem bé có bị ngứa mũi hay không và giúp bé loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu này.

hut-mui-ra-mau-1
Hút mũi cho bé ra máu khiến ba mẹ lo lắng

Tham khảo thêm: Có nên hút mũi khi trẻ đang ngủ hay không?

2. Hút mũi ra máu có nguy hiểm cho bé không?

Vậy hút mũi ra máu ảnh hưởng thế nào tới bé yêu? Hút mũi ra máu không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, nhưng cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng.

Hút mũi ra máu đồng nghĩa với việc mũi bé đã xuất hiện các vết thương hở. Đây là điều kiện để các loại virus, vi khuẩn, độc tố xâm nhập vào sâu bên trong và gây nhiễm khuẩn, viêm mũi, khiến cho các triệu chứng khó chịu hiện tại của bé nặng hơn và bệnh tình bé cũng trở nặng hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu mũi sau khi hút mũi sẽ tự cầm trong vòng vài phút. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Một vài trường hợp nặng mũi bé chảy máu do bị nhiễm trùng thì đặc biệt nguy hiểm. Lúc này ba mẹ không thể tự xử lý tại nhà mà cần đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ chữa trị kịp thời.

hut-mui-ra-mau-2
Hút mũi ra máu không quá nguy hiểm nhưng ba mẹ cũng cần lưu ý

Tham khảo thêm: Giải đáp những câu hỏi thường gặp về máy hút mũi cho trẻ sơ sinh

3. Ba mẹ xử lý thế nào khi hút mũi ra máu?

Khi bé không may bị chảy máu mũi trong khi hút mũi, trước hết, ba mẹ cần bình tĩnh và nhẹ nhàng lau khô những dịch nhầy và máu chảy ra ở mũi bé, để bé nghỉ ngơi cho bé bình tĩnh lại. Các bước xử lý ban đầu gồm:

– Để bé vào tư thế ngồi hoặc nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau.

– Dùng khăn sạch thấm nhẹ nhàng lên mũi bé để loại bỏ máu.

– Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi bé để làm loãng dịch mũi và giúp cầm máu. Tuyệt đối không nên dùng tay ấn mạnh vào mũi bé để cầm máu vì điều này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và khiến chảy máu nặng hơn. Và không nên cho bé ăn hoặc uống trong vòng 10-15 phút sau khi chảy máu mũi.

– Nếu chảy máu không ngừng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Sau đó, ba mẹ nên ngưng việc hút mũi cho bé trong vòng 1 – 3 ngày tuỳ tình trạng chảy máu để niêm mạc của bé có thời gian phục hồi. Trong thời gian này, ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho bé, ngăn ngừa viêm nhiễm. Nếu thấy tình trạng chảy máu không dừng, mũi sưng, bé kêu khóc do đau thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

hut-mui-ra-mau-3
Xử lý ban đầu khi hút mũi cho bé ra máu

Để tránh hút mũi ra máu cho bé, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Lựa chọn dụng cụ hút mũi phù hợp với độ tuổi và kích thước mũi của bé.

– Sử dụng lực hút nhẹ nhàng, vừa đủ để hút sạch dịch mũi.

– Vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

– Không hút mũi cho bé khi bé đang khóc hoặc khi bé vừa ăn no.

Trên đây là những thông tin về hút mũi ra máu để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn lý do hút mũi cho bé bị chảy máu và cách xử lý trong tình huống này. Mũi bé còn rất non yếu nên ba mẹ cần hết sức cẩn trọng trong việc rửa mũi, hút mũi để tránh làm bé bị thương. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, ba mẹ có thể liên hệ về Kamidi Việt Nam để được tư vấn thêm nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *