Khi hút sữa cho bé, các mẹ thường gặp phải rất nhiều vấn đề. Một trong số đó là việc hút sữa ra máu khiến mẹ đau đớn, khó chịu và lo lắng tình trạng này ảnh hưởng tới nguồn sữa của bé. Vậy hút sữa ra máu có sao không? Tại sao hút sữa ra máu? Tình trạng này có ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé? Bài viết dưới đây của Kamidi sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này.
1. Hút sữa ra máu có sao không?
Hút sữa ra máu là tình trạng xuất hiện màu chia thành tơ hoặc vệt lẫn vào trong sữa. Khi hút sữa ra mẹ sẽ thấy sữa có màu đỏ hoặc hồng thay vì trắng đục như bình thường. Điều này khiến các mẹ lo lắng, băn khoăn. Vậy hút sữa ra máu có sao không? Theo các bác sĩ, tình trạng hút sữa ra máu không có nguy hiểm. Lượng máu nhỏ trong sữa sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới dinh dưỡng trong sữa của bé. Tình trạng này có thể hết sau vài ngày.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến mẹ hút sữa ra máu. Mẹ cần xem xét các nguyên nhân này để xác định đây là hiện tượng ra máu thông thường hay ra máu biểu hiện của bệnh. Vậy nguyên nhân hút sữa ra máu là gì?
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm hút sữa đúng cách để không bị mất sữa
2. Nguyên nhân hút sữa ra máu
Hút sữa ra máu có sao không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân. Nhưng phần lớn đây là hiện tượng bình thường. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
– Tắc tia sữa: Tắc tia sữa là tình trạng các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, dẫn đến ứ đọng sữa và đau nhức. Tắc tia sữa có thể khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, từ đó khiến mẹ chảy máu khi hút sữa.
– Viêm vú: Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng vú, thường do vi khuẩn xâm nhập qua các vết nứt trên núm vú. Viêm vú cũng có thể gây chảy máu khi hút sữa.
– Nứt núm vú: Đây là tình trạng phổ biến, thường do bé bú không đúng cách. Đầu ti mẹ bị tổn thương và có tình trạng nứt nẻ, đau đớn, khó chịu. Nếu mẹ hút sữa có thể làm cho đầu ti nứt nghiêm trọng hơn và gây chảy máu. Từ đó khiến máu lẫn trong sữa sau khi hút.
– Mao mạch ở vú bị tổn thương: Nếu mẹ hút sữa không đúng cách, các mao mạch hay mạch máu nhỏ rất dễ bị tổn thương dẫn đến máu bị rò rỉ ra ngoài, lẫn vào sữa khi hút.
– Hội chứng căng mạch máu: Với hội chứng này, sữa sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đỏ như rỉ sắt. Hiện tượng này mẹ chỉ có thể nhận biết khi sữa được vắt ra hoặc khi bé nôn trớ ra sữa lẫn máu. Nó thường kéo dài vài ngày và có trong lần sinh đầu tiên. Khoảng 80% hiện tượng hút sữa ra máu xuất phát từ căng mạch máu.
– U xơ vú: U xơ vú là những khối u lành tính phát triển trong các ống dẫn sữa lớn gần núm vú. U xơ vú có thể gây chảy máu khi hút sữa, nhưng thường là chảy máu ít và không đáng lo ngại. Thường thì sẽ có một cục nhỏ dưới núm vú hoặc gần quanh đó để mẹ nhận biết.
Nếu hút sữa ra máu kèm theo các triệu chứng khác như đau vú, sốt, sưng vú, hoặc núm vú bị chảy máu nhiều, các mẹ nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Sữa lẫn máu bé bú được không?
Nhiều mẹ thắc mắc hút sữa ra máu có sau không, sữa lẫn máu có cho bé bú được không? Câu trả lời là được mẹ nhé! Theo các bác sĩ, tình trạng sữa lẫn máu từ những nguyên nhân thông thường thì sẽ không gây nguy hiểm và có thể tự hết sau vài ngày. Vì thế mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường. Lượng máu nhỏ lẫn trong sữa cũng không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ bé.
Còn nếu trong trường hợp sữa lẫn máu do nguyên nhân ung thư vú ác tính, mẹ phải xạ trị thì không cho bé bú tiếp tục. Bởi các hoá chất khi xạ trị sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khoẻ bé. Hơn nữa, khi đó sức khoẻ mẹ cũng không đảm bảo để cho bé bú.
4. Mẹ nên làm gì khi hút sữa ra máu?
Bên cạnh vấn đề hút sữa ra máu có sao không thì cách xử lý khi gặp tình trạng này các mẹ cũng cần hết sức lưu ý. Mặc dù mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú nhưng vẫn cần quan sát phản ứng của bé sau mỗi lần bú. Nếu thấy bé có biểu hiện lạ như nôn trớ, quấy khóc sau khi bú thì mẹ nên tạm dừng việc cho bé bú lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lượng máu trong sữa có thể khiến mùi vị sữa thay đổi, bé sẽ bỏ ti hoặc ti kém đi. Khi lượng sữa bé bú giảm đi, không đảm bảo đủ các chất dinh thì mẹ cần tìm cách khác bổ sung dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó mẹ cần kiểm tra lại cách hút sữa của mình xem đã đúng chưa và điều chỉnh cho phù hợp.
Tình trạng hút sữa ra máu thường tự hết sau vài ngày. Nếu sau 1 tuần mẹ thấy tình trạng này không cải thiện thì hãy đến bệnh viện khám để được các bác sĩ xác định nguyên nhân cụ thêt và có hướng điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Hút sữa bằng máy bị đau: “Truy tìm thủ phạm” và giải pháp cho mẹ
Qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã hiểu hút sữa ra máu có sao không cũng như nguyên nhân, cách xử lý khi gặp tình trạng này. Hút sữa ra máu đa phần không gây nguy hiểm tới sức khoẻ mẹ và bé nhưng mẹ cũng cần chú ý cách hút sữa an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy theo dõi Kamidi thường xuyên để cập nhật những tin tức thú vị, bổ ích hơn ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage Kamidi Việt Nam