Làm gì để giúp bé ngủ thêm khi bé dậy quá sớm vào buổi sáng?

giup-be-ngu-them

Nhiều bé vì một số lý do nào đó mà thường thức dậy rất sớm vào buổi sáng. Điều này khiến mẹ lo lắng không biết bé có bị thiếu ngủ không và thắc mắc nguyên nhân vì sao? Mẹ phân vân liệu bé dậy như thế có coi là quá sớm hay không? Làm thế nào để giúp bé ngủ thêm một chút? Nếu bé yêu đang gặp tình trạng trên thì mẹ hãy tham khảo các mẹo đơn giản sau để giúp bé thức dậy trễ hơn mọi ngày một chút để cả mẹ và bé có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

1. Như thế nào là bé thức dậy quá sớm vào buổi sáng?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú mẹ. Do trẻ sơ sinh còn nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói nên phải thức dậy sau vài giờ để bú. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm.

Thức dậy quá sớm vào buổi sáng là khi bé thức vào 4 – 6 giờ sáng. Bất cứ lúc nào bé thức dậy trước 4 giờ sáng đều được coi là thức giấc giữa đêm. Sau 6 giờ sáng sẽ chỉ là thời gian thức giấc bình thường, đây không được coi là thời gian thức quá sớm. Thời gian thức dậy bình thường, tốt nhất, lành mạnh nhất cho bé là 6 giờ đến 7 giờ sáng.

giup-be-ngu-them-1

Tham khảo thêm: Làm sao để bé tự ngủ? Cách rèn cho bé tự ngủ dễ như trở bàn tay

2. Nguyên nhân bé thức dậy sớm

Nguyên nhân rất đơn giản là vì nhu cầu ngủ của trẻ thường thấp hơn trong khoảng thời gian từ 4 – 6 giờ sáng. Các mẹ có thể thấy bé thường dễ ngủ đêm hơn ngủ ngày vì những điều kiện cho con ngủ vào ban đêm gần như hoàn hảo: Trời tối, nhiệt độ thấp hơn ban ngày, bé đã thấm mệt, não của bé muốn nghỉ ngơi và đây là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học. Tất cả những tác động này đều khiến bé muốn đi ngủ.

Thế nhưng, trong khoảng 4 – 6 giờ sáng thì tất cả mọi thứ đều đi ngược lại: cơ thể bé đã có một đêm nghỉ ngơi gần như trọn vẹn, mặt trời bắt đầu mọc, ánh sáng chiếu rọi, hormone gây buồn ngủ melatonin giảm xuống và thường lúc này trẻ đang ở trong giai đoạn ngủ nông hơn. Có thể trẻ muốn được ngủ nhiều hơn, nhưng những yếu tố này đã khiến trẻ thức giấc.

Hơn nữa, người lớn chúng ta dù cũng phải chống chọi với những yếu tố trên như trẻ em. Nhưng chúng ta thường đã quen với chúng và biết cách để tự ngủ tiếp. Tuy nhiên đối với các bé con thức dậy sớm từ 4 giờ đên 6 giờ sáng thì chỉ đơn giản là chúng chưa học được những kỹ năng để tự ngủ tiếp.

Tham khảo thêm: 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết 

3. Biện pháp giúp bé ngủ thêm vào buổi sáng 

3.1. Khắc phục vấn đề ánh sáng 

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, ngay cả một sự thay đổi nhỏ về ánh sáng vào buổi sáng cũng có thể khiến cơ thể bé nói “đến giờ dậy rồi”. Bởi bé thường ngủ nông nhất vào giai đoạn 4 – 6 giờ sáng mà lại có ánh sáng chiếu vào kích thích não bộ khiến bé rất dễ thức dậy.

Vì thế, để giúp bé ngủ thêm mẹ cần đảm bảo phòng ngủ đủ tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Cửa chớp, mành che hoặc thậm chí rèm tối màu đôi khi cũng không thể chặn hết được ánh sáng từ bên ngoài. Bố mẹ có thể sử dụng thêm rèm chắn sáng hoặc dán miếng xốp đen lên cửa sổ để giúp phòng tối hơn. Mẹ có thể sử dụng bất kỳ thứ gì phù hợp với gia đình mình, nhưng phải để tất cả những đồ cản sáng đó ngoài tầm với của bé.

giup-be-ngu-them-3

3.2. Không để bé đi ngủ đêm quá muộn

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, ngủ đêm muộn sẽ không làm trẻ ngủ thêm vào sáng hôm sau mà còn có thể khiến trẻ thiếu ngủ và thậm chí gây phản ứng ngược khiến trẻ thức dậy sớm hơn. Nếu bé đang có hiện tượng dậy quá sớm vào buổi sáng thì mẹ có thể xem xét việc cho bé đi ngủ sớm hơn bình thường.

Mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu ngủ đêm sớm nhất là từ 6 giờ đến 6 giờ 30 tối. Nghe có vẻ vô lý nhưng cách này thực sự có khả năng giúp bé ngủ thêm vào buổi sáng. Vì thế, để giúp bé ngủ thêm vào ban sáng mẹ hãy thử áp dụng để xem hiệu quả thế nào.

3.3. Rút ngắn thời gian ngủ ngày của bé

Đôi khi, bé thức dậy sớm vào buổi sáng chỉ vì bé không còn mệt nữa và cảm thấy mình đã được sạc đầy năng lượng. Nếu bé ngủ vào ban ngày nhiều hơn mức cần thiết thì bé thường không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Để bắt đầu kế hoạch giúp bé ngủ thêm vào sáng hôm sau, mẹ hãy lên một lịch thời gian ngủ ban ngày ngắn và ít hơn cho bé. Điều này sẽ giúp bé có một giấc ngủ đêm dài hơn. Ví dụ bình thường mẹ để bé ngủ trưa đến 3 giờ thì điều chỉnh giờ dậy của bé sớm hơn.

giup-be-ngu-them-2

3.4. Chuẩn bị một giấc ngủ đêm hoàn hảo

Để giúp bé ngủ thêm vào buổi sáng, mẹ hãy thử cho bé ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối, ngày nào cũng vậy, lặp lại như một thói quen cho bé. Mẹ có thể cho bé thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách hát ru, đọc một cuốn sách cho bé nghe để dể dàng đưa bé vào giấc ngủ sâu và ngon hơn vào ban đêm.

Mẹ hãy chắc chắn rằng ánh sáng phòng nơi bé ngủ đủ dịu nhẹ, không có ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời buổi sáng cũng như ánh sáng bên ngoài chiếu thẳng vào. Như thế sẽ khiến bé dễ thức giấc. Môi trường ngủ lý tưởng cho bé cũng phải thật yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn.

Mẹ có thể đặt cạnh bé một tấm chăn hoặc món đồ chơi mềm mại để giúp bé ngủ có cảm giác ấm áp hơn. Kiểm tra bất cứ vật dụng, âm thanh trong nhà không cần thiết có thể tác động làm bé dậy sớm.

3.5. Cho bé bú no trước khi giấc ngủ đêm 

Để có giấc ngủ đêm dài mà không bị gián đoạn và giúp bé ngủ thêm vào sáng hôm sau, mẹ hãy cho bé bú no vào buổi tối trước khi cho bé đi ngủ. Dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có thể tích nhỏ nên bé sẽ rất nhanh đói. Nếu bị đói, bé có thể thức giấc giữa đêm hoặc dậy sớm hơn thường lệ.

Nếu như bố mẹ không thể nhanh chóng khắc phục tình trạng con dậy sớm buổi sáng, nhưng tìm ra lý do khiến bé thức dậy sớm cũng là bước đầu tiên để giúp bé ngủ thêm. Thời gian và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của bé trong những năm đầu đời.

Chính vì vậy nếu bé không được ngủ đủ giấc thì bố mẹ cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục tình trạng này để con yêu không phải mệt mỏi vì thiếu ngủ và sinh hoạt vui chơi bình thường vào hôm sau. 

Mẹ đừng quên theo dõi Kamidi Việt Nam để nhận thêm nhiều tin tức hữu ích hơn nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *