Nứt cỗ gà là một trong những nỗi đau ám ảnh của nhiều mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Phần gần núm vú bị nứt ra, tẩy đỏ, đau nhức, thậm chí mưng mủ khiến mẹ không thể cho bé bú. Sữa ứ đọng ở 2 bầu vú gây khó chịu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm thế nào để tránh nứt cổ gà? Mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nứt cổ gà là gì?
Cho con bú là một việc đơn giản, nhưng thực ra cũng là thử thách đối với mẹ bỉm dù trước đó mẹ đã thuộc lòng những hướng dẫn tư thế cho bé bú ở các lớp học tiền sản. Chính vì thế mà không ít mẹ đã gặp phải tình trạng nứt đầu ti mà dân gian hay gọi là nứt cổ gà. Nứt cổ gà là hiện tượng chân núm của mẹ bị nứt và đỏ tấy. Nặng hơn còn bị chảy máu, gây đau đớn và khó chịu cho mẹ mỗi khi cho bé bú. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vú qua vết nứt, làm nhiễm trùng mưng mủ tuyến vú.
Núm vú bị nứt thường xuất hiện 3 – 7 ngày sau sinh. Ban đầu chỉ là những vết nứt hoặc vết rách nhỏ trên da của núm vú. Sau đó vết nứt có thể xuất hiện dưới dạng vết cắt trên đầu núm vú và kéo dài đến gốc của đầu ti. Nứt cổ gà có thể làm tăng nguy cơ tăng viêm vú, nứt cổ gà có mủ, nấm candida,…
Không những thế, việc mẹ bị nứt cổ gà còn gây mất vệ sinh khi cho bé bú do sữa đi qua đầu ti bị chảy máu. Sữa mẹ cũng bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì thế việc làm thế nào để tránh nứt cổ gà rất được các mẹ quan tâm.
Tham khảo thêm: 4 nỗi khổ mẹ bỉm sữa thường phải đối mặt khi cho con bú – đã có núm trợ ti Kamidi lo
2. Nguyên nhân gây nứt cổ gà
Nguyên nhân chính gây nứt cổ gà là do mẹ cho bé bú không đúng cách, bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú. Mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây vết nứt chân vú cũng dẫn đến nứt cổ gà. Mới đầu chỉ là vết nứt nhỏ, nếu mẹ vệ sinh không đúng cách và điều trị kịp thời, vết nứt này sẽ nhanh chóng lan dài quanh chân núm vú.
Việc bé sử dụng lưỡi để điều chỉnh dòng sữa cũng sẽ gây ra nứt cổ gà cho mẹ. Khi bé quen bú bình và chuyển qua bú mẹ, lưỡi bé sẽ tạo ra lực ma sát trên núm vú. Lâu dần sẽ làm thay đổi hình dạng núm vú và cũng là nguyên nhân gây nứt đầu vú. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như tư thế cho bé bú, mẹ thiếu kinh nghiệm cho con bú, sử dụng máy hút sữa kém chất lượng.
Đối với những mẹ cho con bú lần đầu, núm vú có thể sẽ bị đau trong một vài ngày đầu. Nhưng nếu núm vú bị nứt hoặc chảy máu, thì mẹ cần phải có cách chữa trị kịp thời. Tốt hơn hết là mẹ nên chủ động phòng tránh nứt cổ gà ngay từ khi bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy làm thế nào để tránh nứt cổ gà?
3. Làm thế nào để tránh nứt cổ gà?
Chăm sóc vú và cho con bú đúng cách là biện pháp phòng tránh nứt cổ gà tốt nhất. Vậy cụ thể làm thế nào để tránh nứt cổ gà?
3.1. Tạo cho bé thói quen bú đúng cách
Làm thế nào để tránh nứt cổ gà? Trước tiên, mẹ cần điều chỉnh cách bế bé khi bú sao cho đúng tư thế, tốt nhất là mẹ nên dựa vào thành giường hoặc ghế ngồi thoải mái. Mẹ hỗ trợ bé ngậm khớp vú theo các bước sau:
– Mẹ cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.
– Đảm bảo 3 điểm đầu – lưng – mông của bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực mẹ mà bụng bé chạm vào bụng mẹ, mặ bé chạm ngực mẹ.
– Đưa đỉnh đầu ti chạm môi trên của bé để bé dễ dàng ngậm lấy đầu ti hơn.
– Một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa vào bầu vú mẹ. Tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phía trên để hướng đầu ti lên phía môi trên của bé. Đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú để bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.
3.2. Vệ sinh đầu ti sạch sẽ
Với cách làm này thì làm thế nào để tránh nứt cổ gà? Thật ra, núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc quá đặc biệt. Mẹ chỉ cần ghi nhớ rửa lại bằng nước sạch sau mỗi lần tắm. Mỗi lần bé ti xong, mẹ vắt một chút sữa lên núm vú và quầng xung quang để bảo vệ da. Tránh bôi trực tiếp xà phòng, sữa tắm lên đầu vú vì việc này có thể dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.
3.3. Sử dụng núm trợ ti
Núm trợ ti là vật dụng rất cần thiết cho mẹ bị nứt cổ gà. Với miếng silicone mỏng đặt trên núm vú bé vẫn có thể bú được sữa mẹ mà mẹ tránh được nứt cổ gà. Núm vú này sẽ là một giải pháp tạm thời khi mẹ bị nứt cổ gà, giúp mẹ bớt đau trong thời gian chữa lành núm vú. Đây cũng chính là một biện pháp rất nên thử nếu mẹ muốn tìm hiểu làm thế nào để tránh nứt cổ gà.
Tham khảo thêm: Núm trợ ti nào tốt? Mách mẹ 5 núm trợ ti tốt nhất cho bé
Trên đây là bài viết hướng dẫn làm thế nào để tránh nứt cổ gà. Nếu không khắc phục kịp thời, không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến nguồn sữa cung cấp cho con. Mong rằng với những thông tin làm thế nào để tránh nứt cổ gà trên, các mẹ sẽ cho bé bú an toàn và đúng cách nhé!
Ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi thường xuyên để nhận thêm nhiều tin tức bổ ích, thú vị hơn nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage Kamidi Việt Nam