Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Việc vệ sinh mũi cho bé không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé mắc bệnh viêm tai giữa. Vậy tại sao rửa mũi gây viêm tai giữa? Cùng tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao rửa mũi gây viêm tai giữa?
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là tình trạng vùng tai giữa của bé bị nhiễm trùng. Nếu để lâu ngày có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm chảy mủ mãn tính, thủng màng nhĩ, giảm thính lực, thậm chí là mất thính lực,…
Nếu ba mẹ thực hiện không đúng cách thì việc rửa mũi gây viêm tai giữa có thể xảy ra. Nguyên nhân là do nếu áp lực xịt mũi quá mạnh sẽ đẩy dịch từ mũi lên vòi nhĩ và gây viêm. Ngoài ra, rửa mũi với dụng cụ không phù hợp có thể khiến cho niêm mạc mũi bé bị tổn thương.
Đối với trẻ sơ sinh, nếu rửa mũi không đúng cách, dịch mũi có thể bị tràn vào phổi gây ra các bệnh nguy hiểm. Hơn nữa, nếu ba mẹ sử dụng lực quá lớn sẽ khiến dung dịch làm sạch không kịp lưu lại mũi dẫn đến làm sạch không hiệu quả.
Việc lựa chọn dụng cụ rửa mũi phù hợp cũng rất quan trọng. Nếu dụng cụ ba mẹ chọn tạo ra các hạt dung dịch có kích thước quá lớn thì sẽ không thể tiếp cận được vị trí đọng nhiều dịch nhầy như hốc mũi. Việc không làm sạch vùng mũi này khiến bé có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn. Vì thế ba mẹ nên chọn dụng cụ rửa mũi có khả năng tạo ra các hạt dung dịch có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 micromet trở xuống) để có khả năng len lỏi sâu bên trong mũi.
Tham khảo thêm: Ba mẹ có nên rửa mũi bằng máy thường xuyên cho bé?
2. Rửa mũi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ
Dưới đây là phương pháp rửa mũi cho bé đúng cách để tránh bị viêm tai giữa. Ba mẹ cần chuẩn bị xilanh dung tích 3 – 5ml, dụng cụ hút rửa mũi, nước muối sinh lý natri clorid 0,9%, thuốc co mạch Otrivin 0.05%.
Cách thực hiện chi tiết như sau:
– Bước 1: Cho bé ngồi xuống và làm thông mũi bé bằng thuốc co mạch.
Trước khi rửa mũi, ba mẹ nhỏ 1-2 giọt Otrivin 0.05% mỗi bên mũi bé. Sau đó day nhẹ mũi bé và chờ 3 – 5 phút.
– Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé bằng xilanh.
Ba mẹ lưu ý kiểm tra nhiệt độ của nước muối ở khoảng 30 – 40 độ là phù hợp để nhỏ vào mũi bé. Sau đó, dùng xilanh nhỏ dung tích 3 – 5ml bơm thật nhẹ nhàng nước muối vào mũi bé. Ba mẹ không nên bơm với áp lực mạnh vì điều đó có thể đấy nước muối lên vòi nhĩ gây viêm tai giữa.
Bước 3: Hút dịch mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng
Đối với những bé lớn, ba mẹ có thể hướng dẫn bé xì mũi ra. Còn với bé nhỏ, chưa có khả năng tự xì mũi thì ba mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút cho bé.
3. Lưu ý khi rửa mũi cho bé
Để tránh rửa mũi gây viêm tai giữa, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Tần suất nên rửa mũi một ngày là 2 – 3 lần. Tuyệt đối không lạm dụng rửa quá thường xuyên.
– Tránh rửa mũi cho bé khi bé đang ngủ: Nước muối có thể chảy ngược vào họng và tai bé, gây nguy hiểm.
– Thời điểm rửa mũi cho bé thích hợp nhất là trước khi cho bé ăn. Nếu ba mẹ rửa mũi khi bé vừa ăn xong thì có thể khiến bé nôn trớ.
– Không sử dụng các dung dịch rửa mũi không rõ nguồn gốc: Các dung dịch này có thể chứa các chất độc hại cho bé.
– Chú ý đến liều lượng nước muối: Sử dụng quá nhiều nước muối có thể làm khô niêm mạc mũi của bé.
– Quan sát bé sau khi rửa mũi: Nếu bé có các triệu chứng như khó thở, tím tái, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Tham khảo thêm: Hút mũi cho trẻ bằng máy có tốt không? Mẹ cần lưu ý gì?
Điểm chính và tổng kết về nguy cơ rửa mũi cho bé gây viêm tai giữa
Trên đây là những thông tin về vấn đề rửa mũi gây viêm tai giữa và hướng dẫn cách rửa mũi đúng cách, an toàn cho bé. Hút mũi, rửa mũi tưởng như là việc hết sức đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lệ nguy hiểm cho bé. Vì thế, ba mẹ hãy lưu ý để vệ sinh mũi cho bé hợp lý nhất nhé!
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé!
Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn/
Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam