Sự phát triển của thai nhi ở não bộ qua 9 tháng như thế nào?

su-phat-trien-cua-thai-nhi

Hệ thống thần kinh của thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống là một trong những hệ thống được phát triển đầu tiên của em bé. Sự phát triển của thai nhi ở não bộ trong bụng mẹ rất kỳ diệu. Nhiều mẹ thắc mắc thai nhi phát triển trí não vào tháng thứ mấy và nó diễn ra như thế nào trong suốt thai kỳ cùng những giai đoạn chìa khóa nổi bật. Vậy thì các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau của Kamidi Việt Nam nhé!

1. Cấu trúc não bộ của thai nhi

Trước khi tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở não bộ, chúng ta cần hiểu về cấu trúc não bộ của em bé. Cũng giống như não bộ của người trưởng thành, não bộ cùa bé con cũng gồm 5 phần, mỗi phần đảm nhiệm một chức năng khác nhau:

  • Đại não: Đây là phần lớn nhất của não bộ, chịu trách nhiệm cho tư duy, ghi nhớ và cảm xúc. Đại não có kích thước lớn, chứa vào cấu trúc dưới vỏ não, gồm 4 thùy, được chia dọc theo 2 nửa bán cầu não, gọi là não trái và não phải.
  • Tiểu não: Điều khiển sự thăng bằng và phối hợp các hoạt động phức tạp như đi và nói chuyện. Tất cả những cú đạp của em bé mà mẹ cảm nhận được đều là kết quả hoạt động của tiểu não.
  • Cuống não: Đây được coi là phần khá quan trọng của bộ não, nắm giữ nhiều chức năng quan trọng nhất đối với em bé, bao gồm điều hòa nhịp tim, nhịp thở và huyết áp.
  • Tuyến yên: Có kích thước nhỏ như hạt đậu, phụ trách sản xuất các hormone chịu trách nhiệm cho sự phát triển của thai nhi, sự trao đổi chất của cơ thể.
  • Vùng dưới đồi: Điều khiển sự sản xuất hormone tuyến yên, điều hòa hệ thần kinh tự chủ, cảm giác đói, khát, điều hòa nhịp sinh học ngày đêm, kiểm soát thân nhiệt, điều hòa các hành vi và cảm xúc.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-1

2. Sự phát triển của thai nhi ở não bộ trong 9 tháng

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình sinh ra khỏe mạnh, thông minh. Ngay từ khi bé còn nằm trong bụng. ba mẹ đã chăm chút, lựa chọn kỹ lưỡng những gì tốt nhất dành cho con để con có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên, có một điều mà phần đông các bố các mẹ vẫn chưa hiểu rõ về thiên thần nhỏ của mình, chính là cấu trúc và hoạt động não bộ của bé. Hãy cùng Kamidi xem tiếp những chia sẻ về điều kỳ diệu của não bộ bé qua 40 tuần thai kỳ nhé!

Não của bé sẽ bắt đầu hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ, sau đó phát triển và dần hoàn thiện qua từng giai đoạn khác nhau khi còn ở trong bụng mẹ và sau khi chào đời. Bố mẹ sẽ không thể ngờ rằng: một tế bào nhỏ bé trong bào thai sẽ phát triển thành một bộ não hoàn chỉnh với 100 tỷ tế bào trước khi bé được sinh ra. Điều kỳ diệu hơn là bộ não chỉ mất 9 tháng để hình thành với 100 tỷ tế bào.

Điều đó có nghĩa là trung bình ít nhất 250 000 tế bào não được tạo ra mỗi phút. Do tốc độ phát triển chóng mặt này, việc tạo ra môi trường thích hợp, kích thích não bộ của thai nhi là việc làm rất cần thiết.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-2

2.1. Sự phát triển của thai nhi ở não bộ trong Tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1 – 13)

Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) của thai kỳ là khoảng thời gian cấu trúc não bộ cơ bản của bé bắt đầu hình thành. Trong tháng đầu tiên, chỉ sau 16 ngày sau khi thụ tinh, bào thai sẽ hình thành ống thần kinh.

Khoảng tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, ống thần kinh đóng lại theo chiều cong và chia thành 3 phần: tiền đình, não giữa và não sau. Tủy sống sẽ xuất hiện sớm xuất hiện ở phần liền kề với não sau. Cũng trong gia đoạn này, một số tế bào thần kinh siêu nhỏ sẽ di chuyển khắp phôi để tạo ra các dây thần kinh đầu tiên. Ở tuần thứ 8, thai nhi đã có thể ngọ nguậy chân tay và bắt đầu đầu phát triển xúc giác.

Từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12 là giai đoạn phát triển “bùng nổ” , cứ mỗi phút lại có thêm 250.000 tế bào thần kinh mới được sinh ra. Cùng với sự phát triển của thai nhi mạnh mẽ ở hệ thần kinh, em bé đã cảm nhận được các tác động từ bên ngoài như ánh sáng, âm thanh.

su-phat-trien-cua-thai-nhi-3

Tham khảo thêm: Bí mật về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi – 42 tuần mang thai kỳ diệu

2.2. Sự phát triển của thai nhi ở não bộ trong Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 14 – 27) 

Sự phát triển của thai nhi nơi não bộ trong giai đoạn này sẽ đầy đủ hơn. Mặc dù não bộ chưa đạt đến kích thước hoàn thiện nhất, nhưng đa phần các noron thần kinh trong hệ thần kinh trung ương đã hiện diện.

Trong tháng thứ 4, thai nhi đã bắt đầu chuẩn bị hành trang để bước ra thế giới bên ngoài. Thai nhi có thể cảm nhận được các kích thích thông qua các giác quan như thính giác, khứu giác, xúc giác,…

Khoảng tuần thứ 18, dây thần kinh của em bé bắt đầu có lớp vỏ myelin, giúp các tín hiệu được truyền đi. Myelin sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trẻ được một tuổi. Trong thời kỳ này, một dốc mốc phát triển não bộ diễn ra, đó là vỏ não được phân chia thành 2 bán cầu riêng biệt. Và các nhà khoa học cho rằng, thai nhi đã có thể phát huy khả năng ghi nhớ vào giai đoạn này.

Ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thân não của trẻ gần như hoàn toàn trưởng thành. Lúc này, hệ thần kinh của thai nhi đã phát triển đủ để bé biết giật mình nếu có những tiếng động lớn bên ngoài hay thậm chí là có thể quay đầu về phía phát ra giọng nói của người thân. Hàng triệu tế bào thần kinh vận động được tạo ra để em bé có thể tạo ra những cử động mạnh như đạp, đấm, vươn vai, cuộn mình.

2.3. Sự phát triển của thai nhi ở não bộ trong Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 28 – 40)

Sự phát triển của thai nhi ở não bộ trong 3 tháng cuối là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Giai đoạn này, não bộ của thai nhi phát triển đạt đến cấu trúc gần giống như não người lớn. Trọng lượng não bộ tăng lên gấp 3 lần so với tam cá nguyệt thứ 2 (từ khoảng 100g lên đến gần 300g). Trên bề mặt não cũng xuất hiện nhiều rãnh và nếp nhăn, diện tích bề mặt tiểu não lớn hơn rất nhiều.

Vào tuần thứ 28 của thai kỳ, hệ thần kinh trung ương có thể điều khiển được nhịp thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Kỳ diệu hơn nữa là hoạt động sóng não của bé đã xuất hiện chu kỳ giấc mơ, bao gồm cả giai đoạn có giấc mơ.

Vỏ não vẫn đang phát triển rất nhanh nhưng khu vực này chỉ thực sự bắt đầu hoạt động khi bé gần được sinh ra. Vỏ não này sẽ còn tiếp tục trưởng thành trong vài năm đầu đời của bé, phụ thuộc vào sự đa dạng của môi trường thế giới bên ngoài.

Điều kỳ diệu lớn nhất ở giai đoạn này là thai nhi có khả năng ghi nhớ khi có những kích thích phù hợp diễn ra thường xuyên. Do các liên kết thần kinh được hình thành và kết nối chặt chẽ với nhau hơn. Đó cũng là lý do vì sao những đứa bé ra đời, nếu được ôm vào lòng mẹ, bé sẽ cảm thấy an tâm vì những âm thanh quen thuộc như nhịp tim, nhịp thở của mẹ.

Kích thích sự phát triển của thai nhi ở não bộ từ trong bụng mẹ là một việc làm rất cần thiết. Nếu được dạy dỗ đúng cách sau này, chắc chắn em bé sẽ có sự vượt trội về trí tuệ bởi đã có được nền móng tốt, vững chắc nhờ quá trình thai giáo.

Tham khảo thêm: 3 Tips thai giáo cho mẹ bầu đạt hiệu quả tuyệt vời

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ở não bộ là một điều hết sức thú vị. Bố mẹ có thể biết được bé yêu của mình phát triển qua từng tuần thế nào quả là một điều hết sức hạnh phúc. Các bố các mẹ cũng hãy tìm hiểu các cách kích thích não bộ thai nhi để áp dụng cho bé nhà mình nhé!

Đừng quên theo dõi website https://kamidi.vn/  và Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *