Sữa mẹ tanh phải làm sao? Nguyên nhân là gì?

sua-me-tanh-phai-lam-sao

Trong quá trình cho con bú, nhiều mẹ gặp phải tình trạng sữa có mùi tanh. Nhiều mẹ không biết nguyên nhân và cách xử lý. Vậy sữa mẹ tanh phải làm sao? Nguyên nhân là gì? Để giải đáp được những băn khoăn này, ba mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ có mùi tanh

Thông thường sữa mẹ gần như không có mùi, vị nhạt nên không khó để mẹ nhận biết được khi nào sữa mẹ có mùi tanh. Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để xác định chính xác hơn:

– Sữa mẹ có dấu hiệu tách lớp, váng nổi lên trên.

– Sữa có mùi tanh nồng, khó chịu, khác với mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng của sữa mẹ. Mùi tanh có thể kèm theo mùi chua, ngái hoặc hôi.

– Vị sữa hơi chua hoặc đắng. Mẹ có thể nếm thử một ít sữa để kiểm tra vị.

– Quan sát bé: Bé bú ít hơn hoặc bú không ngon miệng. Bé quấy khóc, nôn trớ sau khi bú.

Vậy sữa mẹ có mùi tanh có cho bé bú được không? Sữa mẹ khi có mùi tanh có nên tiếp tục cho bé bú hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân.

sua-me-tanh-phai-lam-sao-2
Dấu hiệu để nhận biết sữa mẹ có mùi tanh

Trường hợp có thể cho bé bú:

– Mùi tanh nhẹ do chế độ ăn uống của mẹ: Nếu mẹ ăn các thực phẩm có mùi tanh như tỏi, hành, ớt,… thì sữa mẹ có thể có mùi tanh nhẹ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và bé vẫn có thể bú bình thường.

– Mùi tanh do enzyme lipase: Enzyme lipase có trong sữa mẹ có chức năng phân hủy chất béo. Khi enzyme lipase hoạt động quá mức, nó có thể khiến sữa mẹ có mùi tanh. Mùi tanh này thường xuất hiện sau khi sữa mẹ được trữ đông. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn an toàn cho bé bú và không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng.

Trường hợp không nên cho bé bú:

– Mùi tanh nồng, khó chịu: Nếu sữa mẹ có mùi tanh nồng, khó chịu, kèm theo các dấu hiệu khác như vị chua, đắng, tách lớp, váng mỡ, hoặc bé bú không ngon miệng, thì có thể sữa mẹ đã bị hỏng. Trong trường hợp này, mẹ không nên cho bé bú vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Mùi tanh do mẹ sử dụng thuốc: Một số loại thuốc mà mẹ sử dụng có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Nếu mẹ đang sử dụng thuốc và sữa mẹ có mùi tanh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có nên cho bé bú hay không.

sua-me-tanh-phai-lam-sao-1
Sữa mẹ có mùi tanh có trường hợp vẫn cho bé bú được, có trường hợp mẹ cần dừng lại

2. Vì sao sữa mẹ có mùi tanh

Trước khi tìm hiểu sữa mẹ tanh phải làm sao thì trước hết mẹ cần xác định được nguyên nhân để đưa ra giải pháp tương ứng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến sữa mẹ có mùi tanh.

– Chế độ ăn uống của mẹ: Nếu mẹ ăn nhiều thức ăn có vị tanh như hải sản, hành, tỏi, hẹ, cà ri,… sẽ khiến sữa có mùi tanh.

– Vệ sinh cơ thể: Vệ sinh bầu ngực không đúng cách có thể khiến vi khuẩn phát triển, dẫn đến mùi tanh.

Rã đông sữa mẹ sai cách: Trong sữa mẹ có chứa enzyme lipase có thể phá vỡ các chất béo trong sữa. Nếu bảo quản sai cách thì sữa mẹ sẽ bị nhiễm khuẩn nên gây ra mùi tanh. Ngoài ra, sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ thấp cũng sẽ dễ khiến lượng lipase tăng lên gây ra mùi hôi tanh.

3. Sữa mẹ tanh phải làm sao?

Vậy sữa mẹ tanh phải làm sao? Khi phát hiện sữa có mùi tanh thì mẹ cần làm những điều sau để khử mùi tanh.

– Áp dụng các phương pháp dân gian như sử dụng lá mít (con trai 7 lá, con gái 9 lá). Đun lá với nước rồi dùng lược nhúng vào nước, vuốt xuôi vào bầu ngực. Hoặc sử dụng búp dứa phần trắng cắt hạt lựu, nấu với hạt lạc hoặc nấu với canh xương ăn để khử mùi tanh.

– Vệ sinh bầu ngực thường xuyên, sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm mốc gây mùi tanh cho sữa. Dùng nước sạch để vệ sin, không dùng các loại sữa tắm hay xà phòng lên núm vú.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm. Đặc biệt mẹ cần tránh những loại thức ăn gây mùi tanh khó chịu.

– Bảo quản sữa mẹ đúng cách để tăng thời gian sử dụng cũng như không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Mẹ nên bảo quản sữa mẹ trong bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng, và được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

– Rã đông – hâm sữa mẹ đúng cách: Nên sử dụng máy chuyên dụng để rã đông sữa. Ba mẹ có thể tham khảo cách rã đông và hâm nóng sữa đúng tại đây:

Cách rã đông sữa mẹ nhanh chóng và an toàn nhất cho nguồn sữa

Hâm sữa đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ và những thắc mắc xoay quanh chuyện hâm sữa

sua-me-tanh-phai-lam-sao-3
Phòng tránh để sữa mẹ không có mùi tanh

Tổng quan về sữa mẹ tanh phải làm sao, cách phòng tránh để sữa mẹ không có mùi tanh

Trên đây là những thông tin cần thiết để giúp mẹ biết được sữa mẹ tanh phải làm sao. Sữa mẹ bị tanh có ảnh hướng khá nhiều tới bé, khiến bé không chịu bú và thậm chí là bỏ bú. Ba mẹ cần chú ý để đảm bảo nguồn sữa bé bú không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn giữ được hương vị thơm mát.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)