Sữa mẹ vắt ra ủ nóng trong thời gian bao lâu thì an toàn cho bé?

sua-me-u-nong-trong-thoi-gian-bao-lau

Khác với việc bú mẹ trực tiếp khi bé mặt, sữa công thức mẹ sẽ phải pha rồi mới cho bé uống. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ pha sữa xong nhưng bé chưa bé bú ngay. Vì thế mẹ cần ủ nóng để bào quản sữa. Vậy sữa mẹ ủ nóng để được bao lâu sau khi pha xong? Nếu sử dụng máy hâm sữa tiệt trùng Kamidi Heat 1 để ủ sữa thì sẽ có lợi ích gì? Mời các mẹ cùng đọc bài viết sau để tìm lời giải đáp nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của bé. Mỗi chất có trong sữa mẹ đều giữ vai trò quan trọng:

  • Carbohydrate: Lactose là loại đường chính trong sữa mẹ, cung cấp năng lượng cho bé, giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé.
  • Chất béo: Chất béo chỉ chiếm khoảng 4% sữa mẹ nhưng lại cung cấp hơn một nửa lượng calo cho bé. Chất béo trong sữa mẹ rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ, mắt và hệ thần kinh của bé.
  • Protein: Sữa mẹ chứa nhiều loại protein khác nhau, bao gồm whey và casein. Whey dễ tiêu hóa và giúp bé hấp thu các axit amin thiết yếu. Trong khi đó Casein giúp bé no lâu và cung cấp năng lượng trong khi ngủ.
  • Vitamin và khoáng chất: Sữa mẹ chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé, bao gồm vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin E, canxi, sắt và kẽm. Những vitamin và khoáng chất này giúp bé phát triển hệ xương, răng, cơ bắp và hệ thần kinh.
  • Kháng thể: Đây là thành phần đặc biệt chỉ có trong sữa mẹ và không tìm thấy trong sữa công thức. Vì sở hữu chất miễn dịch tự nhiên này nên sữa mẹ được coi như là vắc xin đầu tiên của bé, bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, vurus gây bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai, tiêu chảy,…
  • Nước: Đây là thành phần chủ yếu của sữa mẹ với khoảng 90% nước, giúp bé đủ nước và ngăn ngừa táo bón. Vì thế bé chỉ cần bú mẹ là đã cung cấp đủ nước cho cơ thể. 

sua-me-u-nong-trong-thoi-gian-bao-lau-2

Sữa mẹ ủ nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng nhất cho bé trong 2 năm đầu đời. Nhưng nếu mẹ không thể cho con bú hoàn toàn 100% thì sữa công thức sẽ là giải pháp cho mẹ. Sữa công thức sẽ được pha theo công thức chuẩn và cho bé ăn ngay sau đó.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì sữa công thức nên cho bé bú ngay trong khoảng 1 – 2 giờ sau khi pha. Nếu để quá lâu ngoài môi trường thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa, đặc biệt là vi khuẩn Cronobacter có khả năng khiến bé bị nhiễm trùng máu hoặc mắc viêm màng não vô cùng nguy hiểm.  Nếu ba mẹ sử dụng các phương pháp ủ nóng khác thì sữa công thức sau pha sẽ để được khoảng 4 – 5 tiếng. Còn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ lưu giữ được khoảng 24 tiếng.

Tuy nhiên, trước khi cho bé uống mẹ vẫn nên kiểm tra chất lượng sữa xem trong sữa đã pha có sủi bọt hay không. Nếu sữa sủi bọt vì bất kỳ lý do gì thì mẹ cũng đừng tiếc mà hãy bỏ ngay phần sữa đó đi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé nhà mình luôn khỏe mạnh. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi sát sao sự thay đỏi của con trong từng giai đoạn để biết được nhu cầu ăn của con để pha lượng sữa cho phù hợp, tránh lãng phí.

sua-me-u-nong-trong-thoi-gian-bao-lau-1
Thời gian sử dụng sữa mẹ sau khi vắt ủ

Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sau khi vắt sữa xong, mẹ hãy cho sữa ngày vào túi hoặc bình trữ sữa. Sau đó, mẹ hãy dán nhãn bên ngoài ghi ngày, tháng, giờ vắt sữa và ghi tên của bé nếu mẹ gửi bé ở nhà trẻ. Tiếp theo, mẹ cất ngay sữa vào tủ lạnh. Thời gian bảo quản sữa ở ngăn mát là 48 giờ.

Để tiện lợi cho mỗi lần lấy ra sử dụng hơn, mẹ có thể chia sữa vào các túi nhỏ, mỗi túi khoảng 80 – 120ml đủ cho một cữ bú của bé. Điều này vừa giúp làm lạnh nhanh chóng vừa hỗ trợ rã đông nhanh hơn, đồng thời giúp hạn chế sữa thừa nếu bé không bú hết.

Bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Nếu như không có tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt hoặc mẹ không thể cất ngay sữa vào tủ lạnh vì một lý do nào đó thì hãy để sữa trong phòng có nhiệt độ 25 độ C. Tuy nhiên, không nên để quá 6 tiếng.

Nếu bị cúp điện trong thời gian dài, mẹ hãy lấy các bình, túi trữ sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên để bảo quản.

Tham khảo thêm: Các sai lầm thường gặp khi hâm sữa, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ

Một số cách ủ sữa mẹ hiệu quả, an toàn

Dùng bình hoặc túi ủ sữa mẹ

Bình ủ sữa mẹ à dụng cụ chuyên dụng để ủ sữa mẹ, giúp giữ ấm sữa trong thời gian dài. Bình ủ sữa thường được làm bằng chất liệu cách nhiệt như nhựa hoặc thép không gỉ, có thể giữ ấm sữa trong 4-6 tiếng. Túi ủ sữa cũng có thiết kế đặc biệt giúp giữ ấm sữa, thường được làm bằng chất liệu cách nhiệt và có thể tái sử dụng.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên dùng bình hoặc túi ủ sữa ngay sau khi vắt sữa ra. Khi đó, nhiệt độ của sữa sẽ được lưu giữ trong vài giờ.

Dùng máy hâm sữa

Hầu hết các máy hâm sữa tiệt trùng hiện nay đều có chế độ ủ sữa tự động, giúp giữ ấm sữa trong thời gian dài. Đây là phương pháp ủ sữa an toàn, thông minh được các mẹ bỉm hiện đại ưa chuộng nhất hiện nay. Thao tác ủ đơn giản, mẹ chỉ cần cho bình sữa vào khoang máy, đổ nước vào máy. Sau đó, ấn nút bật, chọn chế độ ủ và thời gian ủ mong muốn.

Ủ sữa bằng máy hâm sữa vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng, em bé có thể sử dụng ngay trong cữ tiếp theo mà không cần pha mới hay bỏ đi gây lãng phí.

sua-me-u-nong-trong-thoi-gian-bao-lau-3
Ủ sữa bằng máy hâm sữa mọi dinh dưỡng sẽ được giữ nguyên vẹn

Ủ sữa mẹ bằng nước nóng

Đây là cách làm truyền thống. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào bát nước ấm (khoảng 40°C). Thay nước ấm thường xuyên để giữ nhiệt độ sữa ổn định.

Tham khảo thêm: Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu?

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề thời gian ủ sữa mẹ mà các bố các mẹ cần quan tâm. Để sữa mẹ vắt ra đảm bảo được dinh dưỡng và an toàn nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bé thì ba mẹ cần chú ý đến thời gian và cách ủ sữa an toàn.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *