Suy dinh dưỡng bào thai mang lại rất nhiều biến chứng nguy hại đối với sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ, thậm chí ảnh hưởng đến bé trong suốt những năm đầu đời. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng bào thai? Nó nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Kamidi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là tình trạng thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường gặp nhất ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Theo đó, bé sinh ra nhẹ hơn 2,5 kg đối với bé trai và nhẹ hơn 2,4 kg với bé gái. Do thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng từ khi còn trong bụng mẹ khiến bé sinh ra nhẹ cân dưới tiêu chuẩn dù sinh đủ tháng.
Suy dinh dưỡng bào thai được chia thành 3 mức độ, dựa trên cân nặng và chiều dài của thai nhi khi sinh:
– Mức độ nhẹ: Bé sinh ra có cân nặng dưới 2,5 kg nhưng chiều dài bình thường hoặc gần bình thường. Bé có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như chậm phát triển thể chất, tăng trưởng chiều cao kém,… Tuy nhiên, bé vẫn có thể phát triển bình thường khi được chăm sóc tốt.
– Mức độ trung bình: Bé sinh ra có cân nặng và chiều dài đều dưới 2,5 kg. Các vấn đề về sức khỏe gặp phải nhiều hơn như tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, hạ đường huyết, khó thở, tăng nguy cơ tử vong sau sinh.
– Mức độ nặng: là mức độ suy dinh dưỡng bào thai nghiêm trọng nhất. Bé sinh ra có cân nặng, chiều dài và vòng đầu đều dưới 2,5 kg.
2. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai
Tuổi tác của mẹ
Tuổi tác là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai và sinh con của phụ nữ. Theo các nghiên cứu, phụ nữ mang thai ở độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 tuổi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng bào thai hơn so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20 – 35.
Phụ nữ mang thai ở độ tuổi dưới 20 thường có cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến khả năng hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng kém. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ở độ tuổi này thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe, dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai cao hơn.
Khi tuổi tác mẹ quá cao, khả năng huy động và vận chuyển chất dinh dưỡng dẫn đến thai nhi bị suy yếu, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thấp lùn, chậm lớn,… Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo phụ nữ nên mang thai trước 35 tuổi để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.
Tham khảo thêm: Phụ nữ mang thai tuổi 35 – Bật mí bí kíp sinh con khoẻ mạnh
Sức khỏe của mẹ
Sức khỏe của mẹ đóng vai trò quyết định đến sức khỏe em bé trong bụng. Theo thống kê, có đến hơn 64% trẻ suy dinh dưỡng bào thai được sinh ra từ những bà mẹ không khỏe mạnh. Nếu mẹ đang mắc bệnh lý nào đó như tim mạch, gan, thận,… thì nên chữa khỏi hoặc quản lý tốt những bệnh lý này rồi mới nên quyết định mang thai và sinh con.
Dinh dưỡng của mẹ
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy dinh dưỡng bào thai. Cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng nuôi bé qua máu truyền trong nhau thai. Do đó mẹ cần cung cấp đầy đủ, phong phú các chất thiết yếu cho cơ thể để đảm bảo em bé phát triển tốt nhất. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – cẩm nang cho người sắp làm mẹ
Nhau thai kém phát triển
Nhau thai chính là sợi dây kết nối giữa mẹ và bé, giúp dẫn truyền oxy, dưỡng chất, hormone và máu từ mẹ để nuôi lớn bào thai. Nhau thai kém phát triển có thể khiến thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai. Đây cũng là lý do khiến nhiều mẹ dù ăn uống đều đặn, đầy đủ dưỡng chất mà vẫn bị suy dinh dưỡng bào thai.
3. Suy dinh dưỡng bào thai nguy hiểm thế nào?
Suy dinh dưỡng bào thai như là một cơn ác mộng đối với mẹ và bé bởi nó tấn công sự phát triển ổn định thai kỳ theo nhiều cách:
– Chậm phát triển thể chất: Thiếu đi nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ mẹ nên bé không được khỏe mạnh như trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai thường nhẹ cân, chiều cao thấp hơn.
– Chậm phát triển trí tuệ: Bé sinh ra có nguy cơ mắc các vấn đề về trí tuệ như chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển vận động,…
– Bệnh tật: Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai có nguy cơ mắc các bệnh tật như tim mạch, hô hấp,…
– Tử vong: Tăng nguy cơ tử vong sơ sinh và tử vong trong năm đầu đời.
– Thai chết lưu: Khi bị suy dinh dưỡng bào thai, bé không được cung cấp dầy đủ dưỡng chất để phát triển dẫn đến kiệt quệ về thể chất và chết lưu trong bụng mẹ.
4. Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai đến chủ yếu từ việc mẹ không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Để phòng ngừa bé bị suy dinh dưỡng bào thai, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết.
– Xây dựng chế độ ăn đầy đủ nhóm chất, đa dạng thực phẩm trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.
– Chú ý bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng khi không cần thiết.
– Tuyệt đối không sử dụng và tránh xa các chất kích thích.
Trong cuộc chiến với suy dinh dưỡng bào thai, cách điều trị hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh. Vì thế, ngay khi mới bắt đầu mang thai mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mình, tránh lao động quá sức hay căng thẳng quá độ. Kamidi chúc mẹ có khoảng thời gian mang thai thật hạnh phúc và bé yêu chào đời khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!
Mẹ đừng quên theo dõi Kamidi để biết được nhiều thông tin hữu ích hơn.
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam