Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu nhất đối với trẻ nhỏ, bởi nó cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Có bao giờ mẹ thắc mắc trong sữa mẹ có gì mà em bé bú say sưa không biết chán?
Mẹ có biết rằng các thành phần trong sữa mẹ có sự thay đổi theo thời gian? Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà còn có tầm quan trọng hơn thế. Mẹ hãy cùng Kamidi Việt Nam tìm hiểu trong sữa mẹ có những gì và khả năng biến đổi kỳ diệu để đáp ứng nhu cầu của bé qua từng thời kỳ nhé!
1. Trong sữa mẹ có những chất gì?
Tạo hóa đã kiến thiết để sữa mẹ là thức ăn đầu tiên của bé. Vì thế, nó phải mang đầu đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cơ bản như carbohydrate, protein, chất béo và nước. Nhưng hơn cả là thức ăn thông thường, sữa mẹ chứa rất nhiều thành phần khác mang nhiều giá trị hơn cả khía cạnh dinh dưỡng.
- Hàng triệu tế bào bạch cầu tăng cường miễn dịch, cũng như các tế bào gốc giúp các cơ quan phát triển và được chữa lành.
- Sữa mẹ chứa hơn 1000 protein giúp bé tăng trưởng và phát triển, kích hoạt hệ thống miễn dịch, phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh trong não bé.
- Chứa hơn 20 loại axit amin (tạo nên protein), trong đó có nucleotide tăng lên vào ban đêm giúp bé ngủ ngon hơn.
- Hơn 200 loại đường phức hợp được gọi là oligosaccharide, cung cấp lợi khuẩn trong đường ruột của bé. Chúng ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào máu và làm giảm nguy cơ viêm não.
- Có hơn 40 loại enzym đóng vai trò là chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể bé. Các thành phần phần trong sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
- Sữa mẹ chứa nhiều nội tiết tố đóng vai trò là chất xúc tác gửi thông điệp giữa các mô và cơ quan để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
- Vitamin và khoáng chất: hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của các cơ quan, giúp hình thành răng và xương của bé.
- Kháng thể: trong sữa mẹ có 5 dạng kháng thể cơ bản, bảo vệ em bé chống lại bệnh tật và nhiễm trùng bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn, vi rút.
- Axit béo chuỗi dài: đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thần kinh, giúp phát triển não bộ và đôi mắt khỏe mạnh cho bé.
Tham khảo thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ với 5 bí quyết vàng, mẹ đã biết chưa?
2. Sự thay đổi của sữa mẹ theo thời gian
2.1. Thay đổi thành phần và số lượng phù hợp với sự phát triển của bé
Sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa non màu vàng, đặc sánh, chứa các thành phần miễn dịch giúp bảo vệ bé trong giai đoạn đầu đời. Sữa non chứa ít chất béo, lactose và vitamin tan trong nước nhưng lại giàu protein và vitamon tan trong chất béo, đặc biệt là các tế bào miễn dịch.
Sau khoảng 5 ngày, sữa mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn sữa trưởng thành hay còn gọi là xuống sữa. . Lúc đầu, lượng sữa trưởng thành rất nhiều do tuyến sữa chưa nhận được nhu cầu của em bé.
6 tuần sau sinh, sữa lúc này mới trở thành sữa trưởng thành thật sự. Sữa này có màu trắng đục, loãng hơn so với sữa non, tuy nhiên vẫn có độ sánh nhất định. Thành phần trong sữa trưởng thành có chứa nhiều protein, chất béo, chất kích thích miễn dịch, carbohydrate, vitamin và chất khoáng, men và hormone đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa đủ cho trẻ.
Tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 vẫn là sữa trưởng thành, nhưng khi bé càng lớn thì hàm lượng chất béo càng giảm. Tháng thứ 6 đến tháng thứ 10, sữa mẹ lúc này vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho em bé. Tuy nhiên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi bé bước vào thời kì tập đi và ăn dặm, lượng sữa mẹ sẽ giảm do ngoài sữa mẹ, bé còn ăn thêm các loại thức ăn bên ngoài khác.
Tháng 11 đến tháng thứ 18, sữa mẹ vẫn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết như chất béo, vitamin, protein. Sau 2 năm, sữa mẹ lúc nào cũng có những dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, việc cai sữa mẹ cho trẻ lúc này là hoàn toàn phù hợp để thuận tiện cho công việc của mẹ.
2.2. Tăng kháng thể khi phát hiện bé bị ốm
Sữa trưởng thành có khả năng phản ứng nhanh với các thay đổi như chế độ ăn uống của mẹ, sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút từ môi trường bên ngoài cũng như thao tác bú của bé. Nguồn sữa mẹ quý giá không chỉ mang lại dinh dưỡng cho bé phát triển mà còn được coi là liều thuốc an toàn mỗi khi bé bị ốm.
Khi bé bú, dịch tiết ra từ tuyến nước bọt của bé thâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua các lỗ nhỏ li ti trên đầu vú mẹ. Cơ thể mẹ khi “phát hiện” mầm bệnh có trong nước bọt của bé sẽ ngay lập tức thay đổi thành phần miễn dịch, tiết thêm kháng thể vào sữa mẹ để giúp bé chống lại mầm bệnh.
Tham khảo thêm: Mẹ đã biết duy trì sữa mẹ sau khi đi làm? Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm
2.3. Thay đổi thành phần giữa ngày và đêm
Theo các chuyên gia, sữa mẹ có sự thay đổi liên tục theo thời gian ban ngày và ban đêm. Theo chuyên gia Pickett, nguyên nhân có thể do 1 loại hormone có tên prolactin giúp kích thích tiết sữa mẹ tăng cao vào ban ngày. Còn ban đêm, hormone serotonin và các thành phần khác trong sữa mẹ cũng được điều chỉnh để giúp bé có giấc ngủ sâu hơn và dài hơn.
2.4. Thay đổi trong khi cho bé bú
Trong mỗi lần trẻ bú, sữa mẹ cũng thay đổi. Dòng sữa tiết ra đầu tiên là nước sữa chứa nhiều protein và đường lactose giúp làm dịu cơn khát của trẻ. Tiếp theo là loại sữa cuối cữ bú với các chất dinh dưỡng phong phú, đầy đủ vitamin hơn. Trong cữ bú, chất béo và năng lượng tăng dần và đạt mức cao nhất ở cuối cữ bú.
Tham khảo thêm: Hâm sữa đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ và những thắc mắc xoay quanh chuyện hâm sữa
2.5. Thay đổi theo thời tiết
Sữa mẹ cũng sẽ thay đổi để thích nghi với khí hậu. Trong thời tiết nóng, nước sữa sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để giúp bé có đủ nước. Ngoài ra, nếu mẹ đẻ bé trai thì năng lượng sẽ lớn hơn 25% so với bé gái.
Tóm lại, sữa mẹ luôn là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ khi sinh con cho đến 24 tháng tuổi, sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ qua từng giai đoạn phát triển. Việc hiểu đúng sự thay đổi của sữa mẹ sẽ giúp cho các bà mẹ điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con và sử dụng nguồn dinh dưỡng này một cách hợp lý để trẻ luôn khỏe mạnh.
Ba mẹ hãy theo dõi Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều tin tức hữu ích hơn nhé!
Website https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam