Cho con bú mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé và được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng nứt cổ gà gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình bú của con. Vậy vú bị nứt cổ gà phải làm sao để tiếp tục cho con bú? Mẹ hãy cùng Kamidi Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nứt cổ gà gây khó chịu cho mẹ thế nào?
Tình trạng nứt cổ gà thường xuất hiện sau sinh 3 – 7 ngày. Ban đầu chỉ là những vết nứt hay vết rách nhỏ trên da của núm vú hoặc có thể xuất hiện vết cắt trên đầu núm vú kéo dài cho đến gốc của đầu ti. Chân núm vú của mẹ sẽ bị nứt, đỏ tấy dần lên. Thậm chí nhiều trường hợp nặng còn chảy máu, gây đau và khó chịu cho mẹ khi cho bé bú.
Nếu không được điều trị kịp thời, có thể mẹ sẽ ngày càng bị đau dữ dội hơn và vết nứt tiếp tục lan dài quanh núm vú hơn. Từ những vết nứt này, vi khuẩn có thể xâm nhập và làm nhiễm trùng tuyến vú cũng như gây ảnh hưởng đến nguồn sữa của bé. Hơn nữa, nứt cổ gà cũng có khả năng làm tăng nguy cơ viêm vú, nhiễm nấm Candida và nhiều hậu quả không mong muốn khác. Vậy vú bị nứt cổ gà phải làm sao nếu mẹ vẫn muốn tiếp tục cho bé bú trực tiếp?
Tham khảo thêm: Bật mí cho mẹ: làm thế nào để tránh nứt cổ gà?
2. Vú bị nứt cổ gà phải làm sao khi cho bé bú?
2.1. Xử lý ban đầu
Nếu mẹ đang trong quá trình cho con bú mẹ mà cảm thấy núm vú đau rát, tấy đỏ và xuất hiện vết nứt thì trước tiên cần ngừng cho bé bú. Sau đó, dùng nước muối loãng (nên pha với nước ấm) rửa sạch chỗ đau hoặc dùng nước muối sinh lý, lau khô bằng khăn mềm sạch. Để chắc chắn nhất mẹ nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý kịp thời, hạn chế vết nứt ngày càng lan rộng và tình trạng nặng thêm.
Trong khi điều trị mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé bú, nhưng tốt nhất là mẹ nên để vứt nết kín miệng, không tấy đỏ mới nên cho bé bú lại. Tuy nhiên, lúc này mẹ cần chú ý cho bé bú đúng cách để tránh bị tái nhiễm. Nếu mẹ dừng cho bé bú khi điều trị nứt cổ gà thì mẹ nhất định đừng quên duy trì nguồn sữa nhé! Mẹ hãy thường xuyên vắt sữa vào đúng cữ bú của bé và tiếp tục cho bé uống sữa mẹ.
2.2. Vú bị nứt cổ gà phải làm sao để cho bé bú?
Trong quá trình điều trị nứt cổ gà, nếu mẹ vẫn muốn cho bé bú trực tiếp thì không phải điều không thể. Nhưng vú bị nứt cổ gà phải làm sao để tiếp tục cho bé bú lại không phải điều mẹ nào cũng biết. Mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây nhé!
Cho bé bú bên ngực không bị đau rát
Đây là cách phổ biến nhất khi mẹ tìm hiểu vú bị nứt cổ gà phải làm sao để cho bé bú. Mẹ vẫn có thể cho bé bú nếu vết nứt không quá sâu. Trong thời gian điều trị nứt cổ gà, mẹ nên cho bé bú ở bên ngực không bị nứt, không bị đau rát. Điều này vừa giúp vết thương không nặng thêm vừa đảm bảo nguồn sữa cho bé được an toàn nhất.
Dùng núm trợ ti
Trong quá trình điều trị nứt cổ gà, một giải pháp an toàn, hữu hiệu cho mẹ khi cho con bú chính là dùng núm trợ ti cho bé. Đây là vật dụng hỗ trợ mẹ cho bé bú mà vẫn bảo vệ đầu ngực mẹ, giúp mẹ giảm đau và bé bú cũng dễ dàng hơn. Núm trợ ti thường làm bằng silicone y tế, mỏng, nhẹ và có hình dáng gần giống với đầu vú của mẹ.
Cách sử dụng rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt núm trên quầng vú và núm vú là có thể cho bé bú được rồi. Vì thế những mẹ bị nứt cổ gà rất cần đến núm trợ ti để có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ song song với quá trình điều trị vết thương.
Tuy nhiên, trong trường hợp vết nứt sâu, gây đau nhiều thì mẹ nên ngưng cho bé bú. Thay vào đó, mẹ có thể vắt sữa cho bé bú bình hoặc cốc để dùng thìa cho bé ăn. Khi vết nứt khô lại, lành hẳn thì mẹ tiếp tục cho con bú. Nếu tình trạng nứt cổ gà vẫn không đỡ sau một thời gian dài áp dụng các phương pháp tự điều trị tại nhà thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Review núm trợ ti Kamidi – núm ti mềm mại mẹ dùng, bé mê
Trên đây là những thông tin vú bị nứt cổ gà phải làm sao dành cho những mẹ đang trong quá trình điều trị nứt cổ gà mà vẫn muốn cho con bú trực tiếp. Tốt hơn hết mẹ vẫn nên cẩn thận phòng tránh nứt cổ gà ngay từ khi bắt đầu cho con bú. Chúc các mẹ sẽ mau chóng chữa lành các vết thương trên đầu ti và tự tin để tiếp tục hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ!
Ngoài thông tin vú bị nứt cổ gà phải làm sao, Kamidi còn rất nhiều thông tin hữu ích dành cho ba mẹ. Vì thế ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi thường xuyên để nhận thêm nhiều tin tức bổ ích hơn nhé!
Website: https://kamidi.vn
Fanpage Kamidi Việt Nam