Mẹ có biết phân biệt giữa cương sữa và tắc sữa?

cuong-sua

Cương sữa và tắc sữa rất thường gặp ở các mẹ sau sinh. Hai hiện tượng này có nhiều biểu hiện giống nhau, cần phải phân biệt rõ để có những cách xử lý phù hợp, tránh tình trạng tắc thêm nặng hơn. Vậy sự khác biệt giữa cương sữa và tắc sữa là gì? Cách xử lý trong mỗi trường hợp như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Phân biệt cương sữa và tắc sữa 

1.1. Cương sữa sinh lý

Cương sữa là hiện tượng bầu vú của mẹ bị căng cứng, đau nhức, thường xảy ra sau khi sinh con từ 3 – 5 ngày. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, do sự tăng tiết sữa của tuyến sữa để đáp ứng nhu cầu bú của trẻ sơ sinh. Cương sữa thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như tắc tia sữa, áp xe vú.

Các triệu chứng của cương sữa thường bao gồm:

  • Bầu vú căng cứng, đau nhức
  • Núm vú dẹt, khó cho con bú
  • Thấy cục cứng ở ngực
  • Sốt nhẹ
  • Tăng tiết sữa
  • Các hạch bạch huyết ở nách có thể sưng lên, đau nhức khó chịu,…

Nguyên nhân chính gây cương sữa: do sự mất cân bằng giữa lượng sữa tiết ra và lượng sữa được hút ra. Khi lượng sữa tiết ra ( hormone prolactin tiết ra) do nhiều hơn lượng sữa được giải phóng ( hormone oxytocin), sữa sẽ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa, dẫn đến tình trạng cương sữa.

Mẹ không cho bé bú đúng cách khiến miệng bé ngậm ti không đúng dẫn đến sữa không ra nhiều hoặc cạn trong bầu ngực lâu ngày, hậu quả là gây cương sữa. Ngoài ra, mẹ mặc áo ngực quá chật, chế độ ăn uống thiếu chất, mẹ bị căng thẳng, lo lắng,… cũng gây ra hiện tượng cương sữa.

cuong-sua-1

1.2. Tắc sữa

Nếu cương sữa sinh lý xảy ra do việc thiếu cân bằng hormone thì tắc tia sữa trong thời gian cho con bú có nguyên nhân hoàn toàn khác. Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa, gây đau nhức, căng cứng và sưng đỏ ở bầu vú. Đây là một biến chứng thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình cho con bú, nhưng thường gặp nhất là trong vòng 6 tuần đầu sau sinh.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa: Mẹ cho bé bú muôn, mẹ nhiều sữa bé ti không kịp dẫn đến dư thừa, mẹ không cho bé bú thường xuyên, bé bú không đúng khớp ngậm, mẹ mặc áo quá chật,… Tâm lý căng thẳng cũng gây ra tắc tia sữa.

Dấu hiệu tắc tia sữa: Trái với cương sữa, tắc tia sữa không xuất hiện ngay sau sinh và các triệu chứng thường biểu hiện từ nhẹ đến nặng:

  • Ngực căng cứng, đau nhức và ngày càng trở nặng
  • Sữa tiết ra ít hoặc không tiết ra dù bé cố gắng bú
  • Ngực có cục cứng với nhiều kích thước khác nhau
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ C kèm theo mệt mỏi, đau đầu
  • Không có hiện tượng nổi hạch.

cuong-sua-2

Tham khảo thêm: Bật mí cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa, không lo bị tắc tia sữa cho mẹ

2. Cách xử lý cương sữa sinh lý và tắc sữa

2.1. Xử lý khi bị cương sữa

Thông thường, tình trạng cương sữa sẽ giảm dần sau khoảng 2 – 3 tuần sinh con và ngực mẹ sẽ mềm hơn. Để cải thiện cơn đau nhức, mẹ có thể thực hiện một số cách sau::

  • Cho con bú thường xuyên: Cho con bú thường xuyên, ít nhất 8-12 lần/ngày là cách tốt nhất để xử lý cương sữa. Khi bé bú, sữa sẽ được hút ra khỏi bầu vú, giúp bầu vú trở nên mềm mại và giảm đau nhức.
  • Massage ngực nhẹ nhàng: Massage ngực nhẹ nhàng giúp sữa lưu thông tốt hơn và làm giảm đau nhức. Mẹ có thể dùng tay massage theo vòng tròn từ ngoài vào trong, hoặc dùng máy hút sữa để hút sữa ra.
  • Chườm ấm ngực: Chườm ấm ngực giúp làm giãn các ống dẫn sữa và giúp sữa dễ lưu thông hơn. Mẹ có thể chườm ấm bằng khăn ấm, túi chườm nóng hoặc sử dụng máy sưởi.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng sữa và giúp sữa dễ lưu thông hơn.

cuong-sua-3

2.2. Xử lý khi tắc tia sữa

Mặc dù có triệu chứng gần tương tự với cương sữa nhưng tắc tia sữa nguy hiểm hơn. Ngoài gây đau nhức, khó chịu, nó còn gây mất sữa khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ bị gián đoạn, thậm chí có nguy cơ gặp nhiều biến chứng. Tương tự như cách xử trí cương sữa sinh lý, để hạn chế tắc tia sữa mẹ nên cho bé bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh.

Trước khi cho con bé, mẹ nên massage nhẹ hai bầu ngực để kích sữa ra. Nếu bé bú không ra sữa, mẹ hãy dùng máy hút sữa để hút sữa. Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa vẫn không cải thiện, mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Máy hút sữa Kamidi Max – Không khó để có nguồn sữa dồi dào cho bé, mẹ hiện đại thảnh thơi chăm con

Trên đây là những thông tin về cương sữa và tắc tia sữa. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho mẹ trọng việc thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên ít sữa. Chúc mẹ có đủ sữa để hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi. Mẹ đừng quên theo dõi Kamidi để biết được nhiều thông tin hữu ích hơn.

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *