Sữa mẹ bị loãng do nguyên nhân gì? Có tốt cho bé không?

sua-me-bi-loang

Bên cạnh những mẹ sau sinh may mắn có lượng sữa nhiều, đặc và thơm giúp bé bú ngon lành thì cũng có những mẹ vừa ít sữa mà sữa không được thơm. Tình trạng sữa mẹ bị loãng khá phổ biến khiến các mẹ gặp phải lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến sữa mẹ bị loãng là gì? Nó có ảnh hưởng gì tới dinh dưỡng bé bú không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1. Dấu hiệu sữa mẹ bị loãng

Sữa mẹ bị loãng là sữa có màu trắng trong hoặc trắng đục hoặc loãng như nước vo gạo. Thông thường, đây là dấu hiệu nhận biết sữa chuyển tiếp hay sữa trưởng thành. Đây là hiện tượng phổ biến thường gặp ở các mẹ bỉm đang trong thời kỳ cho con bú, nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tùy vào thể chất và thực phẩm mà mẹ ăn hàng ngày màu sắc của sữa mẹ sẽ có sự khác biệt đôi chút.

sua-me-bi-loang-1
Hiện tượng sữa mẹ bị loãng (bên phải)

Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng, tuyệt đối không cho bé bú

2. Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng

Có nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ bị loãng. Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Sữa mẹ loãng vì chứa nhiều nước. Vốn dĩ sữa mẹ có đến 90% thành phần là nước nên sữa mẹ loãng không phải vấn đề quá lo ngại.

– Hiện tượng sữa loãng có thể rơi vào sữa đầu. Sữa đầu có màu hơi trong, trắng nhạt, chứa nhiều nước, lactose, protein dẫn đến nhìn bằng mắt thường sẽ thấy trong và khá loãng. Những đợt tiết sữa sau đó sữa giàu chất béo và vi khoáng hơn nên trông sẽ đặc hơn.

– Sau sữa non là sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Hai loại sữa này nhìn bằng mắt thường sẽ thấy loãng hơn sữa non. Sữa non trong thành phần có chứa nhiều beta-carotene nên thường có màu vàng hoặc cam. Vì thế nhiều mẹ thường lầm tưởng sữa bị loãng hơn so với ban đầu và lo ngại sữa thiếu dinh dưỡng.

Ba nguyên nhân trên là những hiện tượng bình thường theo tự nhiên nên các mẹ không cần phải lo lắng về thành phần và dưỡng chất trong sữa. Ngoài ra, sữa mẹ bị loãng còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau mà mẹ cần tìm cách khắc phục:

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Nếu mẹ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, sữa mẹ sẽ thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng và có thể bị loãng.

– Khi mẹ cho bé bú không đúng cách, bé có thể không bú được hết sữa trong bầu ngực. Điều này dẫn đến tình trạng sữa ứ đọng, giảm sản xuất sữa và sữa mẹ có thể bị loãng.

– Mẹ đang bị stress có thể ảnh hưởng đến hormone prolactin, hormone kích thích sản xuất sữa. Khi mẹ bị stress, lượng sữa mẹ có thể giảm và sữa cũng có thể bị loãng.

sua-me-bi-loang-2
Những nguyên nhân chính khiến sữa mẹ bị loãng

3. Sữa mẹ bị loãng có đủ chất cho bé không?

Sữa mẹ bị loãng có đủ chất cho bé, có tốt cho bé không là nỗi lo của nhiều mẹ. Thực tế, phần sữa mẹ loãng này vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé. Theo các chuyên gia, sữa mẹ loãng không ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho bé và nó vẫn tốt cho bé khi bú, bởi hầu hết sữa mẹ đều có thành phần như nhau dù đặc hay loãng.

Sữa mẹ vốn gồm 2 loại: sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu tiết ra trong vòng 10 phút đầu bé bú, có đặc điểm loãng và trong như nước vo gạo nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Sữa cuối là lượng sữa iết ra vào cuối cữ bú, hàm lượng dinh dưỡng tương tự sữa đầu nhưng có thêm nhiều protein và chất béo hơn nên sữa đặc hơn. Vì thế các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé bú mỗi cứ khoảng 15 – 20 phút để bé bú đủ được cả sữa đầu và sữa cuối.

4. Cách khắc phục

Về cơ bản, sữa mẹ loãng là tình trạng phổ biến, bình thường nên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ loãng và ít thì có thể áp dụng những cách sau để cải thiện chất và lượng sữa:

– Cho bé bú đúng cách: Nhu cầu bú của bé là yếu tố quan trọng để kích thích cơ chế tiết sữa của mẹ. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không theo thời gian biểu. Nhờ vậy sữa sẽ đặc và thơm trở lại, mẹ không còn phải lo lắng về tình trạng sữa loãng.

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ nên ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, canxi, vitamin và khoáng chất. Để sữa đặc hơn mẹ nên bổ sung các thực phẩm như rau xanh, trái cây, cá, sữa,…

– Uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng trong sữa mẹ. Mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi đang cho con bú.

sua-me-bi-loang-3
Gợi ý cách xử lý, khắc phục tình trạng sữa mẹ bị loãng

Tham khảo thêm: Sữa mẹ rã đông có gì khác sữa mẹ bình thường không?

Tổng quan và lời kết cho sữa mẹ bị loãng do nguyên nhân gì

Trên đây là những thông tin cần thiết về sữa mẹ bị loãng mà Kamidi muốn gửi tới các bậc ba mẹ. Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm hiểu biết và kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ, tránh được những lo lắng không đáng có và duy trì được chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để mang đến nguồn sữa dồi dào và đầy đủ dưỡng chất nhất cho bé yêu.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)