Mẹ bỉm nên vắt sữa bằng tay hay máy?

nen-vat-sua-bang-tay-hay-may

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời. Nếu mẹ không thể cho bé bú trực tiếp thì cần vắt sữa để dự trữ cho bé. Lựa chọn phương pháp vắt sữa nào cần dựa trên nhiều yếu tố như tần suất vắt, nhu cầu uống sữa của bé. Vậy mẹ bỉm nên vắt sữa bằng tay hay máy? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kamidi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp

Để biết được nên vắt sữa bằng tay hay máy thì trước hết mẹ cần hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp.

1.1. Vắt sữa bằng tay

Vắt sữa bằng tay là phương pháp truyền thống giúp kích thích tăng lượng sữa tiết ra, giảm tắc tia sữa được các mẹ áp dụng từ rất lâu, khi chưa có máy hút sữa. Khi vắt sữa bằng tay có thể giúp mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở bầu vú mẹ để có phương pháp xử lý kịp thời.

Một số bà mẹ còn cảm thấy vắt sữa bằng máy không thoải mái, còn vắt sữa bằng tay sẽ thuận tiện hơn – không cần mang theo nhiều thiết bị hoặc tìm ổ cắm điện, không cần vệ sinh, tiệt trùng nhiều dụng cụ. Vắt sữa bằng tay rất hữu ích, đặc biệt nó không gây tốn kém chi phí. Hơn nữa, vắt sữa bằng tay giúp mẹ tránh được rắc rối trong việc suy nghĩ nên mua máy vắt sữa loại nào.

Tuy nhiên, nếu mẹ thực hiện không đúng cách thì phương pháp này sẽ không hiệu quả, lượng sữa vắt được ít và không đủ cho bé ti. Nếu mẹ không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vắt thì có thể gây nhiễm trùng đầu ti và nguồn sữa cho bé. Thời gian vắt cũng sẽ lâu hơn so với vắt bằng máy.

nen-vat-sua-bang-tay-hay-may-1
Mẹ vắt sữa bằng tay

Tham khảo thêm: Lưu ý khi vắt sữa mẹ? Dự trữ sữa mẹ đúng cách thế nào?

1.2. Vắt sữa bằng máy

Sử dụng máy hút sữa để vắt sữa sẽ giúp tiết nhiều sữa hơn, vắt kiệt sữa ở bầu ngực mẹ hơn so với vắt bằng tay. Khi bé không ti hết lượng sữa trong ngực mẹ thì mẹ sẽ bị đau, căng tức, khó chịu. Dùng máy hút sữa sẽ giảm được tình trạng này đáng kể và ngăn ngừa viêm tuyến vú. Núm vú mẹ cũng sẽ được kéo dài hơn, đặc biệt là đối với mẹ bị thụt núm vú giúp bé ngậm vú mẹ dễ dàng hơn.

Vắt sữa bằng máy không chỉ đem lại hiệu quả vắt sữa cao hơn, tăng cường nguồn sữa tiết ra mà còn tiết kiệm thời gian vắt sữa hơn. Thậm chí nó còn giúp mẹ bảo quản được sữa trong tủ lạnh để dự trữ cho bé khi mẹ đi làm trở lại sau thai sản.

Ngoài những ưu điểm trên thì phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định: so với cho con bú trực tiếp thì việc vắt sữa và bảo quản như vậy sẽ làm cho kháng thể trong sữa mẹ không còn giữ được trọn vẹn. Sử dụng máy hút sữa thường xuyên cũng có thể khiến mô vú và núm vú mẹ bị tổn thương. Cũng tương tự như vắt sữa bằng tay, vắt sữa máy nếu không được thực hiện đúng cách sẽ gây đau đớn, nhiễm trùng cho mẹ và sữa của bé nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

nen-vat-sua-bang-tay-hay-may-2
Mẹ vắt sữa bằng máy

2. Nên vắt sữa bằng tay hay máy?

Vậy nên vắt sữa bằng tay hay máy? Như đã chia sẻ ở trên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ khả năng, nhu cầu mà mẹ lựa chọn cách phù hợp cho mình. Ngoài ra, việc lựa chọn nên vắt sữa bằng tay hay máy còn dựa vào mục đích mẹ vắt sữa như để nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ hay cho bé bú phần lớn thời gian và thỉnh thoáng cho bé bú bình.

Nếu mẹ cần vắt sữa thường xuyên để dự trữ hoặc cho bé bú bình, mẹ nên sử dụng máy hút sữa. Máy hút sữa sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời giúp mẹ vắt được nhiều sữa hơn. Nếu mẹ chỉ cần vắt sữa thỉnh thoảng để giảm căng tức ngực, mẹ có thể vắt sữa bằng tay vì đây là lựa chọn tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn.

nen-vat-sua-bang-tay-hay-may-3
Mẹ nên vắt sữa bằng tay hay máy tuỳ thuộc vào nhu cầu

Tham khảo thêm: Nên mua máy hút sữa tay hay điện – Cái nào hiệu quả hơn

3. Lưu ý khi vắt sữa cho mẹ

Bên cạnh việc tìm hiểu nên vắt sữa bằng tay hay máy thì dù vắt sữa bằng phương pháp nào mẹ cũng cần lưu ý đến một số điều sau để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả vắt tối đa.

Vệ sinh sạch sẽ: Trước và sau khi vắt sữa, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay, bầu ngực và dụng cụ vắt sữa để tránh nhiễm trùng. Mẹ có thể rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Bầu ngực cần được rửa sạch bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ. Dụng cụ vắt sữa cần được vệ sinh bằng nước ấm và xà phòng chuyên dụng hoặc máy tiệt trùng.

Vắt sữa đúng cách: Khi vắt sữa bằng máy, mẹ cần điều chỉnh lực hút của máy phù hợp để tránh gây đau đớn cho bầu ngực. Mẹ cũng cần vắt sữa trong thời gian tối thiểu 15-20 phút để vắt được hết sữa. Khi vắt sữa bằng tay, mẹ cần sử dụng các ngón tay để bóp và ấn nhẹ nhàng vào bầu ngực. Mẹ nên bắt đầu vắt sữa từ phần quầng vú và di chuyển dần ra ngoài.

Thay đổi tư thế vắt sữa: Mẹ nên thay đổi tư thế vắt sữa thường xuyên để tránh đau mỏi. Mẹ có thể ngồi, đứng hoặc nằm khi vắt sữa.

Nghỉ ngơi: Mẹ nên nghỉ ngơi giữa các lần vắt sữa để cơ thể có thời gian sản xuất sữa. Tần suất vắt sữa nên từ 8-12 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút.

Tham khảo thêm: Mách mẹ tư thế ngồi hút sữa đúng – vắt kiệt sữa, không đau lưng

Trên đây là những lời khuyên cho mẹ đang phân vân nên vắt sữa bằng tay hay máy. Bé được bú sữa mẹ trực tiếp vẫn sẽ là điều tốt nhất. Nhưng trong một số trường hợp mẹ không thể cho bé bú trực tiếp thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp vắt sữa. Nên vắt sữa bằng tay hay máy còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người mẹ nhé!

Ngoài thông tin nên vắt sữa bằng tay hay máy, ba mẹ đừng quên theo dõi Kamidi để cập nhật những thông tin mới nhất về chăm sóc sức khỏe bé yêu nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *