Mẹ ơi, hiểu rõ quá trình sinh thường để không lo lắng nhé!

qua-trinh-sinh-thuong

Khi ngày dự sinh đến gần, đa số chị em đều sẽ cảm thấy lo lắng, ngay cả các mẹ bầu đã có kinh nghiệm cũng không ngoại lệ. Nếu có ý định sinh thường thì mẹ nên tìm hiểu các giai đoạn của quá trình sinh thường để chuẩn bị tinh thần sẵn sàng vượt qua, chào đón con yêu chào đời. Vậy quá trình sinh thường diễn ra thế nào? Hãy cùng Kamidi Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này mẹ nhé!

1. Sinh thường là gì?

Sinh thường là quá trình mẹ mang thai và sinh con ra tự nhiên. Em bé sẽ ra ngoài qua ngả âm đạo hay còn gọi là ống sinh sản của mẹ. Theo các sĩ sản khoa khuyến cáo đây là phương pháp tốt nhất đối với sức khỏe mẹ và bé. Thời gian cơ thể mẹ hồi phục sau sinh thường cũng nhanh hơn so với phương pháp sinh mổ. Vì thế, nếu mẹ không gặp bất kỳ bệnh lý hay trở ngại nào ảnh hưởng tới việc sinh đẻ thì mẹ nên ưu tiên lựa chọn phương pháp sinh thường.

qua-trinh-sinh-thuong-cua-me
Sinh thường là gì?

Tham khảo thêm: Những dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần các mẹ cần lưu ý

2. Ba giai đoạn của quá trình sinh thường

Khi mẹ bầu sắp bước vào giai đoạn sinh nở, việc tìm hiểu về quá trình sinh thường là điều rất cần thiết để cả mẹ và người thân chuẩn bị về mặt sức khỏe cũng như tâm lý để chào đón con yêu. Quá trình sinh thường sẽ thường gồm 3 giai đoạn như sau.

2.1. Giai đoạn 1: Chuyển dạ

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, cổ tử cung sẽ mở ra, tạo điều kiện cho em ra ngoài theo đường sinh. Giai địan này sẽ gồm 3 kỳ: chuyển dạ sớm, chuyển dạ tích cực và chuyển dạ chuyển tiếp.

Ở giai đoạn chuyển dạ sớm, cổ tử cung giãn nở từ 0 – 4cm, kèo dài trong khoảng 6 – 10 giờ hoặc ngắn hơn. Mỗi phụ nữ sẽ trải qua những cơn co thắt với mức độ nhẹ nhàng, dữ dội khác nhau trong giai đoạn này của quá trình sinh thường. Sang đến giai đoạn chuyển dạ tích cực, cổ tử cung sẽ giãn nở thêm 4 – 7 cm. Đây là lúc bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở. Nó thường kéo dài 3 – 6 giờ. Cứ mỗi 3 – 5 phút các cơn co thắt trở nên dữ dội dần.

Cuối cùng là giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp, cổ tử cung sẽ kéo giãn ra hoàn toàn tới mức 10cm, kết thúc khi em bé chào đời và thường kéo dài từ 20 phút đến 2 giờ. Các cơn co thắt diễn ra rất mạnh, cứ 2 – 3 phút xảy ra một lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 phút. Ngoài ra, mẹ có thể bị buồn nôn, cơ thể run rẩy và mệt mỏi kèm theo hiện tượng nóng rát hoặc ngứa vùng âm đạo.

giai-doan-chuyen-da-cua-qua-trinh-sinh-thuong
Giai đoạn chuyển dạ

2.2. Giai đoạn 2: Sinh em bé

Giai đoạn rặn em bé của quá trình sinh thường có thể kéo dài khoảng 2 giờ khi cổ tử cung của mẹ đã mở hoàn toàn. Trong quá trình sinh thường này, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy khó thở và mệt mỏi. Khi mẹ rặn em bé, đáy xương chậu và phần mô giữa trực tràng và âm đạo sẽ phình ra cùng mỗi lần rặn. Lúc này bác sĩ đã thấy được phần đầu của em bé lộ ra một chút.

Nếu mẹ gặp khó khăn trong giai đoạn này thì bác sĩ có thể đề nghị rạch một đường nhỏ ở tầng sin môn để mở rộng đường cho em bé ra dễ dàng hơn. Khi đầu của bé lọt ra ngoài, mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn để dùng lực đẩy vai bé ra, rồi đến cả cơ thể bé cũng được đẩy ra ngoài.

Tham khảo thêm: Thai quá ngày dự sinh nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì?

2.3. Giai đoạn 3: Sổ nhau thai

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh thường khi mẹ đã sổ được em bé ra ngoài. Nhau thai và mang nhầy cũng sẽ được đẩy ra ngoài cùng với em bé. Lúc này, khi cơ thể mẹ thấy có những cơn co thắt nhẹ đẩy nhau thai ra ngoài, cộng với sự hỗ trợ của nhân viên y tế để đảm bảo toàn bộ bánh nhau được sổ hoàn toàn.

Đây là quá trình tách nhau thai ra khỏi tử cung không quá khó khăn, chỉ gây đau nhẹ cho mẹ. Giai đoạn này của quá trình sinh thường sẽ kết thúc khi nhau thau được tách ra khỏi thành tử cung và được lấy ra qua đường âm đạo. Sau đó, mẹ nên cho bé bú ngay theo khuyến khích của bác sĩ để giúp tử cung co bóp và đàn hồi trở lại.

Sau khi em bé ra đời, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho bé, lau gây trên người bé sạch sẽ và kiểm tra sức khỏe tổng quát ban đầu. Trong lúc em bé da kề da với mẹ, bác sĩ sẽ xử lý khâu vết rạch tầng sinh môn cho mẹ nếu có.

giai-doan-so-nhau-thai-cua-qua-trinh-sinh-thuong
Giai đoạn sổ nhau thai

Tham khảo thêm: Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì làm việc nặng được? Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ

3. Dấu hiệu và triệu chứng của quá trình sinh thường

3.1. Dấu hiệu của quá trình sinh thường đang diễn ra

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy quá trình sinh thường đang diễn ra:

– Cơn gò tử cung: Đây là dấu hiệu phổ biến và quan trọng nhất. Cơn gò tử cung là những cơn co thắt cơ bắp của tử cung, khiến cho bụng mẹ bầu căng cứng và đau đớn. Ban đầu, cơn gò có thể xuất hiện thưa thớt và không đều đặn, nhưng dần dần sẽ trở nên dồn dập và mạnh mẽ hơn. Khi cổ tử cung mở đến 3cm, cơn gò sẽ xuất hiện cách nhau khoảng 5 phút và kéo dài khoảng 60 giây.

– Vỡ ối: Vỡ ối là khi màng ối bao bọc em bé bị rách, khiến cho nước ối chảy ra ngoài âm đạo. Nước ối thường có màu trong hoặc hơi vàng, đôi khi có thể lẫn một ít máu. Khi vỡ ối, mẹ bầu nên đi đến bệnh viện ngay lập tức để được theo dõi và sinh nở.

– Mất nút nhầy: Nút nhầy là một cục dịch nhầy đặc sệt nằm ở cổ tử cung, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối. Khi cổ tử cung bắt đầu mở, nút nhầy sẽ bị đẩy ra ngoài âm đạo. Nút nhầy có thể có màu hồng, nâu hoặc trong suốt.

– Đau lưng: Đau lưng là một triệu chứng phổ biến khác của chuyển dạ. Cơn đau có thể xuất hiện ở phần dưới lưng hoặc lan ra hai bên hông.

– Cảm giác rạo rực: Cảm giác rạo rực là một cảm giác muốn đẩy em bé ra ngoài. Cảm giác này thường xuất hiện khi cổ tử cung đã mở đến 5cm.

3.2. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi quá trình sinh thường gặp vấn đề

Đối với mẹ bầu:

– Sốt cao: Sốt trên 38°C có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Đau bụng dữ dội: Đau bụng dữ dội, dai dẳng có thể là dấu hiệu của các biến chứng như nhau thai bong sớm, suy thai hoặc vỡ tử cung.

– Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu âm đạo nhiều, có cục máu đông lớn hoặc có màu bất thường (như nâu sẫm hoặc đen) có thể là dấu hiệu của nhau thai bong sớm, rách cổ tử cung hoặc các vấn đề khác.

– Thay đổi nhịp tim hoặc huyết áp.

– Mệt mỏi, choáng váng hoặc ngất xỉu

– Giảm chuyển động của thai nhi: Giảm hoặc không còn cảm nhận được chuyển động của thai nhi có thể là dấu hiệu của suy thai hoặc các vấn đề khác.

Đối với thai nhi:

– Nhịp tim thai nhi bất thường

– Nước ối có màu xanh lá cây: Nước ối có màu xanh lá cây có thể là dấu hiệu của meconium (phân su), đây là dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm.

– Dây rốn quấn cổ: Dây rốn quấn cổ có thể hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về giai đoạn của quá trình sinh thường. Mang thai và sinh nở là một thiên chức thiêng liêng của mỗi người phụ nữ, dù có khó khăn và mệt mỏi, chắc chắn mẹ bầu nào cũng có thể vượt qua được. Mẹ hãy thư giãn thật thoải mái và không nên quá lo lắng khiến mình mệt moti để có một quá trình vượt cạn thành công. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích và cần thiết cho mẹ trong quá trình sinh thường sắp tới.

Mẹ đừng quên theo dõi Kamidi Việt Nam để đón đọc nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *